(26/04/2022)
Hầu hết bà bầu đều bị rạn da vào tháng thứ 6 hoặc thứ 7 của thai kỳ, 1 số ít bị sớm hơn, vào khoảng tháng thứ 3. Bị rạn da làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ rất nghiêm trọng, khiến nhiều bà bầu cảm thấy tự ti, không thoải mái. Nhưng điều trị rạn da không dễ dàng, cần có sự kiên trì, bền bỉ mà không phải mẹ bầu nào cũng làm được. Hướng dẫn cách phòng ngừa và điều trị rạn da khi mang thai cho mẹ bầu.
Rạn da khi mang thai là tình trạng da của bà bầu bị kéo căng quá mức khiến các sợi protein (collagen và elastin) trong cấu tạo của da bị đứt gãy tạo thành các vết sẹo trên vùng da bị rạn. Về bản chất các vết rạn da chính là các vết sẹo được tạo ra trong quá trình đứt gãy sợi protein.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị rạn da chủ yếu là do cân nặng của bà bầu và thai nhi tăng cao khiến da không đàn hồi kịp, các lớp hạ bì bị đứt gãy và tạo thành các vết rạn ở các vùng da bị kéo căng. Những vùng da thường bị rạn khi mang thai là bụng, ngực, hông, đùi, mông.
Một nguyên nhân khác khiến bà bầu bị rạn da là do sự thay đổi mạnh mẽ của tuyến nội tiết khi mang thai. Nồng độ hormone progesterone và estrogen tăng cao khiến số lượng hắc tố melanin tăng vượt trội cũng tạo thành những vết rạn da. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bà bầu bị nám da khi mang thai.
Khi bắt đầu bị rạn, các vết rạn da có màu hồng, đỏ, nâu sẫm, nổi lên trên bề mặt da. Cùng với thời gian các vết rạn sẽ mờ dần và chuyển sang màu trắng xám, kích thước các vết rạn lúc này cũng nhỏ hơn so với lúc mới xuất hiện.
Rạn da khi mang thai xảy ra do bà bầu tăng cân đột ngột hoặc do biến động mạnh mẽ nồng độ của các loại hormone trong cơ thể
Phần lớn các bà bầu bị rạn da vào tháng thứ 6 hoặc thứ 7 của thai kỳ. Đây là giai đoạn cân nặng của thai nhi tăng nhanh nhất trong toàn bộ thai kỳ. Đồng thời đây cũng là thời điểm bà bầu chú trọng việc bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn, rất khó kiểm soát cân nặng. Cân nặng của bà bầu và kích thước của thai nhi tăng đột ngột khiến da không kịp thích ứng, độ đàn hồi của da không kịp điều chỉnh cho phù hợp với mức độ da bị kéo căng khiến các sợi collagen và elastin bị đứt gãy và tạo thành các vết rạn da.
Một số bà bầu bị rạn da sớm hơn, vào khoảng tháng thứ 3 của thai kỳ. Nguyên nhân khiến các chị em bị rạn da sớm chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố. Một số bà mẹ bị thừa cân, béo phì giai đoạn này cũng bị rạn da sớm hơn. Ngoài ra những mẹ bầu thường xuyên cảm thấy lo lắng, căng thẳng cũng có nguy cơ bị rạn da sớm hơn do nồng độ hormone glucocorticoids tăng cao khiến các mô liên kết dưới da bị suy yếu, dễ dàng đứt gãy.
Cách trị rạn da hiệu quả nhất là phòng ngừa sự hình thành của các vết rạn từ trước khi chúng hình thành. Dưới đây là những mẹo chống rạn da khi mang thai hiệu quả:
Dưỡng ẩm da
Theo các bác sĩ da liễu, để phòng ngừa rạn da ngay khi bắt đầu mang thai bà bầu nên thoa các loại dầu hoặc kem trị rạn lên các vùng da dễ bị rạn như bụng, đùi, ngực,… Massage nhẹ nhàng để dầu hoặc kem trị rạn có thể thẩm thấu sâu vào da để thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, giúp da phục hồi nhanh hơn.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các loại kem hoặc dầu trị rạn sử dụng công thức centella thảo mộc hay axit hyaluronic (có sẵn trong da) có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa rạn da đến tận cuối thai kỳ. Tuy nhiên vẫn chưa có con số thống kê chính xác nên luận điểm này vẫn chưa được chứng minh.
Dưỡng ẩm hàng ngày bằng kem hoặc dầu trị rạn da cho bà bầu sẽ cải thiện tình trạng da khô, ngứa ngáy, khó chịu mà không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Ngoài ra mẹ bầu cũng có thể bôi dầu dừa, dầu oliu, vitamin E để phòng ngừa rạn da khi mang thai hiệu quả, lành tính.
Thoa kem trị rạn, dầu dừa hoặc vitamin E lên những vùng da dễ bị rạn ngay khi mang thai để phòng chống rạn da hiệu quả
Nuôi dưỡng da từ bên trong
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ trước khi mang thai và trong toàn bộ thai kỳ giúp bà bầu bảo vệ được sức khỏe của bản thân và hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện, tốt nhất. Đồng thời đây cũng là biện pháp nuôi dưỡng da tận gốc, ngăn ngừa rạn da hiệu quả.
Khi mang thai bà bầu nên ăn:
Viên bổ sung DHA cho mẹ bầu, mẹ sau sinh – nhập khẩu châu Âu chính hãng
Kiểm soát cân nặng hợp lý
Tăng cân quá nhanh, quá nhiều là nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị rạn da. Bà bầu chú ý kiểm soát cân nặng để tăng cân đều đặn và tăng chậm giúp phòng chống rạn da hiệu quả nhất. Tìm hiểu và tuân thủ các khuyến nghị về lượng calo cần thiết trong từng giai đoạn thai kỳ để kiểm soát cân nặng và nâng cao sức khỏe thai kỳ. Thường xuyên tập các bài thể dục cho bà bầu cũng là một cách giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong thai kì
Nhu cầu vi chất dinh dưỡng tăng cao khi mang thai, một số vi chất thiết yếu như sắt, canxi, axit folic, DHA nếu chỉ bổ sung qua chế độ ăn thường khó có thể cung cấp đủ nhu cầu của cơ thể. Do đó, mẹ nên kết hợp chế độ ăn với các sản phẩm bổ sung cho phù hợp.
Ngoài ra, vitamin E cũng rất tốt với làn da, mẹ bầu nên tìm hiểu các các loại thực phẩm giàu vitamin E cho bà bầu, có nên uống vitamin E và omega 3 cùng lúc không, bà bầu có nên uống vitamin E không, … để bổ sung Vitamin E an toàn và hiệu quả nhất.
Để có hiệu quả trị rạn da nhanh bà bầu cũng cần tiến hành các phương pháp trị rạn da càng sớm các tốt. Những vết rạn được điều trị sớm, khi vẫn ở dạng các vết rạn màu đỏ, sẽ dễ dàng đáp ứng điều trị hơn so với vết rạn được chữa muộn, đã chuyển sang màu trắng xám. Thời gian thích hợp để điều trị rạn da khi mang thai là từ ngay khi chúng xuất hiện và sau sinh không quá 6 tháng.
Khi mang thai bà bầu có thể điều trị rạn da bằng cách bôi kem trị rạn kết hợp massage vùng da bị rạn và chỉ điều trị bằng công nghệ cao khi có chỉ định của bác sĩ da liễu để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Ngoài ra việc chăm sóc da hàng ngày từ khi mang thai đến khi các vết rạn biến mất hoàn toàn bằng cách cung cấp đầy đủ dưỡng chất tốt cho da, bổ sung collagen và elastin khi vết rạn da xuất hiện sẽ giúp hiệu quả trị rạn da đạt được cao hơn.
Những vết rạn da tồn tại lâu năm không thể trị dứt điểm bằng cách thoa kem chống rạn hay massage vùng da bị rạn. Khi này bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng các liệu pháp phù hợp, an toàn để tạo ra những vùng tổn thương siêu nhỏ trên các vùng da bị rạn. Nhờ đó các tế bào dưới da được kích thích hoạt động, tăng cường tái tạo và hồi phục các vùng da mới bị tổn thương.
Bà bầu chỉ được sử dụng thuốc trị rạn da theo toa hoặc các liệu trình điều trị rạn da khi có chỉ định của bác sĩ
Để loại bỏ các vết rạn da khi mang thai bà bầu có thể áp dụng những phương pháp điều trị rạn da dưới đây:
Tìm hiểu chi tiết về rạn da khi mang thai giúp bà bầu có cái nhìn tổng thể về hiện tượng phổ biến trong thai kỳ này. Nhờ đó bà bầu có thể chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa và trị rạn cần thiết, có hiệu quả cao, mang lại sự tự tin, thoải mái khi mang thai.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ