(26/04/2022)
Rạn da khi mang thai là một trong các nguyên nhân khiến phụ nữ hiện đại, quan tâm đến hình thức cảm thấy ngại sinh nở. Tìm hiểu các loại rạn da khi mang thai và cách điều trị hiệu quả, giúp chị em tự tin, thoải mái hơn trong thai kỳ.
Rạn da là tình trạng phổ biến ở các bà bầu, gây mất thẩm mĩ và đôi khi còn khiến tinh thần và sức khỏe của mẹ bầu bị ảnh hưởng tiêu cực. Các vết rạn da thường xuất hiện khi cân nặng của mẹ bầu tăng nhanh hơn mức độ đàn hồi của da, thường xuất hiện ở bụng, ngực, đùi, mông, bắp chân. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà vết rạn da có màu tím, đỏ, trắng. Những người da trắng thì vết rạn thường có màu hồng nhạt, những người da tối màu hơn thì vết rạn da lại có màu sáng và rất dễ nhận biết. Sau sinh các mạch máu sẽ co lại khiến vết rạn chuyển dần sang màu xám, đen, đỏ sau khi sinh nở, tùy thuộc vào màu da của các bà mẹ và mờ dần theo thời gian.
Những mẹ bầu sinh con lần đầu thường có vết rạn màu đỏ, hồng hoặc hồng tía và chuyển sang màu trắng sau khi sinh nở. Những bà mẹ sinh từ con thứ 2 trở đi vết rạn sẽ nhạt màu hơn.
Các vết rạn da không xuất hiện cố định tại một thời điểm nào của thai kỳ, thời gian chúng xuất hiện phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Khoảng 90% mẹ bầu bị rạn da khi mang thai đến tháng thứ 6 hoặc 7. Cùng với tuổi thai và cân nặng của mẹ bầu khiến các vết rạn cũng lớn dần lên. Khi mới hình thành độ dài các vết rạn thường rơi vào khoảng 5 – 10cm với nhiều kích thước khác nhau. Những mẹ bầu có tốc độ tăng cân nhanh thì kích thước vết rạn cũng lớn hơn, số lượng vết rạn nhiều hơn so với mẹ bầu có cân nặng bình thường.
Do da bị kéo căng, các vết rạn da thường khiến bà bầu cảm thấy ngứa ngáy, xuất hiện các vết sẩn đỏ. Các chị em cần hạn chế gãi để tránh làm da bị tổn thương và khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi mới hình thành các vết rạn da có độ dài 5 – 10cm
Rạn da tuy rất phổ biến ở các bà bầu nhưng không phải ai cũng bị. Mẹ bầu có bị rạn da hay không phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như di truyền, cơ địa và mức độ tăng cân khi mang thai. Ngoài ra còn có một số yếu tố khiến bà bầu bị rạn da như:
Mẹ bầu tăng cân quá nhanh thường bị rạn da nhiều hơn so với người tăng cân bình thường
Rạn da không chỉ khiến thẩm mĩ bị ảnh hưởng mà nó còn tồn tại lâu dài, một số người còn phải chung sống với những vết rạn da trong suốt cuộc đời. Rạn da cũng khiến bà bầu bị ngứa ngáy, khó chịu, có tâm trạng không tốt. Vì thế phòng chống rạn da là nhu cầu cấp thiết của hầu hết thai phụ.
Dưới đây là những cách điều trị rạn da khi mang thai hiệu quả:
Viên bổ sung DHA cho bà bầu, sau sinh – nhập khẩu châu Âu chính hãng
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các loại rạn da khi mang thai và cách điều trị hiệu quả. Tình trạng rạn da khi mang thai hầu như không thể tránh khỏi, chủ động phòng tránh trước khi xuất hiện vết rạn da là biện pháp tốt nhất để giúp bà bầu ít hoặc không bị rạn da.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ