Trang chủ » Các loại rạn da khi mang thai và cách điều trị

Các loại rạn da khi mang thai và cách điều trị

(26/04/2022)

Rạn da khi mang thai là một trong các nguyên nhân khiến phụ nữ hiện đại, quan tâm đến hình thức cảm thấy ngại sinh nở. Tìm hiểu các loại rạn da khi mang thai và cách điều trị hiệu quả, giúp chị em tự tin, thoải mái hơn trong thai kỳ.

5 (100%) 2 votes

Các loại rạn da khi mang thai

Rạn da là tình trạng phổ biến ở các bà bầu, gây mất thẩm mĩ và đôi khi còn khiến tinh thần và sức khỏe của mẹ bầu bị ảnh hưởng tiêu cực. Các vết rạn da thường xuất hiện khi cân nặng của mẹ bầu tăng nhanh hơn mức độ đàn hồi của da, thường xuất hiện ở bụng, ngực, đùi, mông, bắp chân. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà vết rạn da có màu tím, đỏ, trắng. Những người da trắng thì vết rạn thường có màu hồng nhạt, những người da tối màu hơn thì vết rạn da lại có màu sáng và rất dễ nhận biết. Sau sinh các mạch máu sẽ co lại khiến vết rạn chuyển dần sang màu xám, đen, đỏ sau khi sinh nở, tùy thuộc vào màu da của các bà mẹ và mờ dần theo thời gian.

Những mẹ bầu sinh con lần đầu thường có vết rạn màu đỏ, hồng hoặc hồng tía và chuyển sang màu trắng sau khi sinh nở. Những bà mẹ sinh từ con thứ 2 trở đi vết rạn sẽ nhạt màu hơn.

Các vết rạn da không xuất hiện cố định tại một thời điểm nào của thai kỳ, thời gian chúng xuất hiện phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Khoảng 90% mẹ bầu bị rạn da khi mang thai đến tháng thứ 6 hoặc 7. Cùng với tuổi thai và cân nặng của mẹ bầu khiến các vết rạn cũng lớn dần lên. Khi mới hình thành độ dài các vết rạn thường rơi vào khoảng 5 – 10cm với nhiều kích thước khác nhau. Những mẹ bầu có tốc độ tăng cân nhanh thì kích thước vết rạn cũng lớn hơn, số lượng vết rạn nhiều hơn so với mẹ bầu có cân nặng bình thường.

Do da bị kéo căng, các vết rạn da thường khiến bà bầu cảm thấy ngứa ngáy, xuất hiện các vết sẩn đỏ. Các chị em cần hạn chế gãi để tránh làm da bị tổn thương và khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.

Các loại rạn da khi mang thai và cách điều trị

Khi mới hình thành các vết rạn da có độ dài 5 – 10cm

Những yếu tố khiến mẹ bầu bị rạn da

Rạn da tuy rất phổ biến ở các bà bầu nhưng không phải ai cũng bị. Mẹ bầu có bị rạn da hay không phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như di truyền, cơ địa và mức độ tăng cân khi mang thai. Ngoài ra còn có một số yếu tố khiến bà bầu bị rạn da như:

  • Tính di truyền: Nếu mẹ, chị em gái của bạn bị rạn da khi mang thai thì tỉ lệ bạn cũng bị rạn da rất cao
  • Tuổi tác: Bà bầu mang thai trước tuổi 20 và sau tuổi 35 có tỉ lệ rạn da cao do các vùng da trên cơ thể chưa hoàn thiện hoặc bắt đầu bước sang giai đoạn lão hóa dần.
  • Tiền sử rạn da: Khi dậy thì mẹ bầu đã bị rạn da thì khi mang thai nguy cơ rạn da cũng rất cao.
  • Không bổ sung đủ dưỡng chất: Bà bầu không được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, không chăm sóc da sẽ khiến da yếu hơn, nhanh lão hóa, ít đàn hồi và rất dễ bị rạn da.
  • Ít vận động: Mẹ bầu không thường xuyên vận động, rèn luyện thân thể có tỉ lệ rạn da cao hơn những người thường xuyên tập luyện.
  • Cân nặng: Mẹ bầu tăng cân quá nhanh, thai nhi có cân nặng quá lớn hoặc mang đa thai có tỉ lệ bị rạn da cao.

Các loại rạn da khi mang thai và cách điều trị

Mẹ bầu tăng cân quá nhanh thường bị rạn da nhiều hơn so với người tăng cân bình thường

Cách điều trị rạn da khi mang thai

Rạn da không chỉ khiến thẩm mĩ bị ảnh hưởng mà nó còn tồn tại lâu dài, một số người còn phải chung sống với những vết rạn da trong suốt cuộc đời. Rạn da cũng khiến bà bầu bị ngứa ngáy, khó chịu, có tâm trạng không tốt. Vì thế phòng chống rạn da là nhu cầu cấp thiết của hầu hết thai phụ.

Dưới đây là những cách điều trị rạn da khi mang thai hiệu quả:

  • Bổ dung dưỡng chất cần thiết cho da như các chất chống oxy hóa, vitamin A, D, E, DHA từ thực phẩm để bảo vệ và tái tạo da, giúp da luôn mịn màng, khỏe mạnh, hạn chế rạn da. Cùng với đó, bổ sung DHA cho bà bầu đầy đủ để vừa tốt cho làn da, vừa đảm bảo sự phát triển trí não và thị giác của thai nhi.

Uống viên DHA cho bà bầu giúp phòng ngừa và làm giảm tình trạng rạn da khi mang thai

Viên bổ sung DHA cho bà bầu, sau sinh – nhập khẩu châu Âu chính hãng

  • Kiểm soát cân nặng khi mang thai bằng cách hạn chế tinh bột, tăng cường dinh dưỡng thiết yếu, vitamin và khoáng chất, ưu tiên các loại chất béo lành mạnh. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn của bạn cũng như các vấn đề về dinh dưỡng, vi chất khi mang thai: có nên uống vitamin E và omega 3 cùng lúc hay không, bổ sung sắt canxi lúc nào tốt, … để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
  • Tập luyện thể dục đều đặn giúp da tăng đàn hồi và tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch cho mẹ bầu
  • Duy trì độ ẩm cho da bằng cách thoa các loại kem dưỡng ẩm dành cho bà bầu, tinh dầu thảo dược lên da và massage nhẹ nhàng. Cách làm này cũng giúp da tăng tính đàn hồi, giảm vết rạn.
  • Uống 2.0 – 2.5l nước/ngày để cấp ẩm, tăng tính đàn hồi cho da
  • Dưỡng da bằng tinh dầu thiên nhiên như dàu dừa, ô liu, hạnh nhân,… để giữ nước và dưỡng ẩm
  • Tẩy tế bào chết 2 lần/tuần để lấy đi tế bào da chết, tăng cường tuần hoàn máu, giúp da luôn mạnh khỏe
  • Massage da để đảm bảo độ đàn hồi tốt nhất, mạch máu dưới da được lưu thông để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho da.
  • Bôi kem chống rạn dành riêng cho bà bầu

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các loại rạn da khi mang thai và cách điều trị hiệu quả. Tình trạng rạn da khi mang thai hầu như không thể tránh khỏi, chủ động phòng tránh trước khi xuất hiện vết rạn da là biện pháp tốt nhất để giúp bà bầu ít hoặc không bị rạn da.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn