Trang chủ » Bổ sung viên sắt cho bà bầu và những tác dụng phụ chúng ta cần biết

Bổ sung viên sắt cho bà bầu và những tác dụng phụ chúng ta cần biết

(11/08/2018)

Hầu như tất cả các loại thuốc sắt cho bà bầu thường được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng trong suốt  9 tháng mang thai vì đây là giai đoạn cơ thể cần nhiều máu hơn để nuôi thai nhi. Tuy nhiên, khoảng thời gian chính xác mẹ bầu cần uống bổ sung sắt cũng như các tác dụng phụ mà sản phẩm bổ sung gây ra đối với phụ nữ mang thai không phải ai cũng có thể biết.

 

5 (100%) 1 vote
Bổ sung viên sắt cho bà bầu và những tác dụng phụ chúng ta cần biết

Bổ sung viên sắt cho bà bầu và những tác dụng phụ chúng ta cần biết

Sắt sẽ tạo ra hemoglobin, đây là một loại protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, giúp mang oxy luân chuyển đến các mô và cơ quan. Khi phụ nữ mang thai, cơ thể sản xuất rất nhiều máu hơn để nuôi thai nhi cũng như cơ thể người mẹ. Cơ thể cần bổ sung thêm chất sắt để tạo máu hỗ trợ sự tăng trưởng nhanh chóng của thai nhi.

Trong trường hợp mẹ bầu không hấp thụ đủ chất sắt từ chế độ ăn uống, cơ thể sẽ bắt đầu dùng hết lượng sắt dự trữ trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ bị thiếu máu cao. Nhưng hiện nay các bà bầu không còn lo lắng nữa vì đã có các sản phẩm bổ sung sắt dành riêng cho bà bầu có thể ngăn ngừa hoặc điều trị thiếu sắt khi mang thai.

Phụ nữ mang thai có nên bổ sung viên sắt ?

Các dòng thuốc sắt cho bà bầu thường được bác sĩ khuyên dùng trong thời kỳ mang thai. Các chuyên gia đề nghị phụ nữ mang thai nên uống khoảng 27-30mg sắt mỗi ngày trong thời gian mang thai.

Cơ thể hấp thụ sắt tốt nhất khi dạ dày trống, vì vậy bạn hãy uống viên sắt trước khi đi ngủ hoặc khi mới thức dậy vào buổi sáng. Bạn cũng có thể tránh một số loại thực phẩm nhất định làm giảm sự hấp thụ sắt trong cơ thể, như canxi và caffeine. Bạn hãy chắc chắn sử dụng các chất này ít nhất vài giờ trước hoặc sau khi uống viên sắt. Chú ý đến các chất bổ sung cho thai kỳ có chứa canxi. Các chất dinh dưỡng khác có thể thúc đẩy sự hấp thụ sắt trong cơ thể, như vitamin C, do vậy bạn có thể uống viên sắt bổ sung với một cốc nước trái cây giàu vitamin C.

Vì sao nên dùng thuốc sắt cho bà bầu?

Theo ước tính, có khoảng 50% phụ nữ mang thai trên thế giới bị thiếu sắt. Nếu bạn bị thiếu máu do thiếu sắt trong 6 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi có nguy cơ tăng gấp đôi bị sinh non và tăng gấp ba nguy cơ sinh thiếu cân. Phần lớn các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng thiếu máu trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu công thức máu thấp, bác sĩ sẽ đề nghị bạn uống sắt khi mang thai bằng cách uống các vitamin có bổ sung chất sắt.

Hàm lượng sắt dùng trong mang thai bao nhiêu là đủ?

Phụ nữ mang thai cần 30–60 mg sắt nguyên tố mỗi ngày trong suốt thời kỳ mang thai, bắt đầu càng sớm càng tốt
Những người sống ở vùng mà tình trạng thiếu máu khi mang thai là vấn đề nghiêm trọng, sẽ được khuyên dùng 60mg nguyên tố sắt.

Nếu bạn được chẩn đoán lâm sàng thiếu máu, bác sĩ có thể đề nghị bạn bổ sung 120mg nguyên tố sắt mỗi ngày kèm theo 0,4mg axit folic cho đến khi nồng độ hemoglobin trở lại bình thường. Tại thời điểm này, bạn có thể quay trở lại với liều chuẩn từ 30–60mg sắt nguyên tố mỗi ngày.

Uống bổ sung sắt có thể làm giảm khả năng hấp thụ kẽm từ chế độ ăn uống nên bác sĩ có thể theo dõi hàm lượng kẽm. Đa số các loại vitamin cho thai phụ có chứa kẽm, vì vậy đây có thể không phải là một vấn đề.

Tác dụng phụ thường gặp khi bà bầu bổ sung sắt

1. Táo bón

Một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng thuốc sắt trong lúc mang thai hoặc thậm chí ở những người không mang thai là táo bón. Trong thực tế, hơn 10% những người uống viên sắt bị táo bón. Bạn có thể ngăn chặn điều này bằng cách ăn nhiều chất xơ và uống thật nhiều nước. Thực hiện các bước để có bữa ăn cân bằng và tập thể dục thường xuyên. Táo bón dai dẳng hoặc xấu đi có thể cần đi khám tại bệnh viện.

2. Kích thích tiêu hóa

Bạn cũng có thể bị đau bụng hoặc co thắt bụng trong khi dùng viên sắt bổ sung, ảnh hưởng đến hơn 10% người sử dụng viên sắt. Nếu bạn nhận thấy vấn đề này, hãy bắt đầu uống viên sắt cùng với bữa ăn để giảm các triệu chứng.

3. Buồn nôn và nôn

Thuốc sắt có thể góp phần làm tình trạng ốm nghén nặng hơn. Do các vấn đề về dạ dày, các triệu chứng này thường nhẹ hơn nếu bạn uống viên sắt cùng với bữa ăn thay vì uống khi đói. Bạn cũng có thể làm giảm tác dụng phụ này bằng cách ngậm kẹo cứng hoặc kẹo cao su. Nếu nôn và buồn nôn nghiêm trọng hơn hoặc kèm theo sốt, hãy liên hệ bác sĩ ngay lập tức.

4. Phân và nước tiểu sẫm màu

Hơn 10% những người uống viên sắt khi mang thai thấy phân sẫm màu. Phân xanh hoặc đen là bình thường. Khoảng 5% trường hợp có nước tiểu sẫm màu. Ảnh hưởng này là bình thường và sẽ hết khi bạn ngừng uống thuốc sắt.

Thực phẩm giàu sắt cho mẹ bầu

Bên cạnh các loại thuốc bổ sung sắt, bạn có thể tăng cường chất sắt từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật, gia cầm hoặc thịt. Cơ thể hấp thụ sắt chứa hem dễ dàng hơn và được tìm thấy trong thịt lợn, gà tây, thịt bò và thịt gà. Các loại sắt không chứa hem khác có trong rau bó xôi, đậu hũ, đậu và một số ngũ cốc. Các nguồn chứa sắt khác bao gồm gan động vật, bột yến mạch bổ sung, nho khô, đậu lăng và hàu.

Nếu bạn là một người ăn chay, hãy nói chuyện với bác sĩ để họ theo dõi nồng độ sắt trong suốt thời kỳ mang thai của bạn. Khi ăn những thức ăn giàu chất sắt, cố gắng ăn kèm với cam, cà chua hoặc các loại giàu vitamin C khác vì điều này sẽ giúp cơ thể hấp thụ chất sắt không chứa heme dễ dàng hơn.

Cố gắng không ăn thực phẩm giàu chất sắt với ngũ cốc, sản phẩm từ sữa, sữa, trà hay cà phê vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36