(19/09/2024)
Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ yếu hơn bình thường bởi hệ miễn dịch bị suy giảm, chính vì vậy mà tỷ lệ mắc các bệnh cũng sẽ cao hơn. Một trong số các bệnh khiến cho bà bầu lo lắng đó chính là quai bị. Dưới đây là biểu hiện quai bị ở bà bầu mẹ nên lưu ý.
Biểu hiện quai bị ở bà bầu là một vấn đề mẹ cần chú ý, vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là những biểu hiện mẹ bầu bị quai bị nên lưu ý:
Sưng tấy và đau đớn vùng quai bị
Đây là dấu hiệu chính của quai bị. Nếu mẹ cảm thấy vùng cổ, phần dưới mặt hoặc cảm sưng tấy, đau đớn, cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Mẹ bầu bị quai bị sẽ cảm thấy đau vùng cổ, phần dưới mặt hoặc cảm sưng tấy.
Khó khăn khi nuốt và ăn uống
Sưng tấy vùng quai bị có thể làm mẹ gặp khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc nước uống. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ mất nước và dinh dưỡng.
Sốt và triệu chứng tổn thương nặng hơn
Khi nhiễm virus quai bị, mẹ bầu sẽ có thể sốt cao lên tới 39 – 40 độ, cảm thấy mệt mỏi và đau đớn nặng hơn. Những triệu chứng này cần được xử lý nhanh chóng để tránh những tác động xấu đến sức khỏe tổng thể và thai nhi.
Viêm họng và ho
Các triệu chứng viêm họng và ho có thể xảy ra do quai bị.
Cảm thấy mệt mỏi và không khỏe
Mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi hơn thông thường do sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu.
Viêm tai
Đôi khi quai bị có thể gây viêm tai ở người mẹ, và điều này cũng có thể xảy ra với bà bầu.
Để chắc chắn và điều trị đúng cách, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ khi có bất kỳ triệu chứng nào để được tư vấn và điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp để giảm các biến chứng có thể xảy ra và bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong thời gian mẹ bầu bị quai bị.
Khi một phụ nữ đang mang thai bị quai bị, điều quan trọng là phải đảm bảo cả sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là những điều mẹ bầu cần lưu ý khi bị quai bị:
Kiểm tra và điều trị kịp thời
Việc kiểm tra và xác định quai bị là cần thiết để bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Mẹ bầu nên đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ để được tư vấn và theo dõi sát sao. Nếu có lỡ măc bệnh, bà bầu cũng không nên quá lo lắng hay sợ hãi mà cần giữ vững tâm lý, để tâm thoải mái, bình tĩnh để giúp quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ và đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Chế độ dinh dưỡng
Một trong những điều quan trọng hơn nữa, mẹ bầu hãy chú ý tới chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ để tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Bà bầu hãy kiêng các món ăn khi bị quai bị như: Đồ nếp (Xôi nếp, bánh chưng, bánh tét…), thịt gà…để tránh khiến cho bệnh tình trở nên nặng hơn. Thay vào đó mẹ nên bổ sung cho cơ thể nhiều loại trái cây, rau củ quả và vitamin, khoáng chất, rau xanh, cháo, súp… để cơ thể khỏe mạnh. Giúp cơ thể bà bầu và thai nhi phòng tránh được một số căn bệnh phức tạp như: Bệnh tim mạch, thiếu máu, huyết áp, ung thư dạ dày, ung thư vú…
Mẹ bầu nên xây dựng cho mình một thực đơn đa dạng và khoa học, kết hợp với bổ sung các vi chất qua viên uống như: sắt và canxi cho bà bầu, Vitamin, DHA… để đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và thai nhi.
Viên sắt và canxi cho bà bầu – Nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu
**Khi bổ sung vi chất, nhiều mẹ lo lắng bà bầu uống sắt và canxi bị nóng. Mẹ bầu nên lựa chọn sản phẩm uy tín, chính hãng, uống đúng cách để phòng ngừa tình trạng này nhé!
Giảm thiểu tiếp xúc với người khác
Quai bị là một bệnh lây nhiễm, vì vậy mẹ bầu nên giảm thiểu tiếp xúc với những người có nguy cơ cao hoặc đang mắc bệnh lây nhiễm khác.
Theo dõi sự phát triển của thai nhi
Nếu mẹ bầu bị quai bị trong ba tháng đầu thai kỳ, cần liên hệ với bác sĩ để đảm bảo thai nhi không bị ảnh hưởng, bởi thời kỳ này sẽ tăng nguy cơ sảy thai. Nếu mắc bệnh vào 3 tháng cuối, thai nhi có nguy cơ chết lưu, sinh non…Vì vậy, mẹ bầu cần thường xuyên đi kiểm tra thai nhi để đánh giá sự phát triển và sức khỏe của bé.
Mẹ bầu bị quai bị nên tái thăm khám để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Chú ý đến triệu chứng
Nếu mẹ bầu có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào như sốt cao, tức ngực, khó thở, hoặc các triệu chứng khác, cần ngay lập tức thăm khám bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Quai bị trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, tốt nhất mẹ nên tiêm phòng quai bị trước khi mang thai để đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ và bé! Trường hợp chưa kịp tiêm phòng, mẹ nên chú ý bảo vệ cơ thể, KHÔNG tiếp xúc với những người đang mắc bệnh quai bị để tránh lây nhiễm, đảm bảo an toàn cho thai kỳ mẹ nhé!
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ