Trang chủ » Bị tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không?

Bị tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không?

(28/10/2022)

Nước mía là một trong số những đồ uống tự nhiên lành mạnh với hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe. Nhưng uống như thế nào cho đúng cách và bị tiểu đường uống nước mía được không đang là vấn đề bận tậm của rất nhiều bà bầu.

Rate this post

Lợi ích của nước mía đối với mẹ bầu và thai nhi

Nước mía được ép ra từ cây mía và là thức uống vô cùng quen thuộc trong cuộc sống. Nếu uống nước mía với liều lượng hợp lý, mẹ bầu sẽ nhận được nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Bị tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không?

Nước mía mang lại nhiều lợi ích cho thai kỳ

Những lợi ích của nước mía có thể kể đến:

  • Cung cấp protein cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi, thúc đẩy bé phát triển toàn diện.
  • Cung cấp chất chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm, dị ứng ở mẹ bầu, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Chống viêm đường tiết niệu, lợi tiểu, phòng chống và giảm thiểu các dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng.
  • Ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
  • Ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ khi bé chào đời, giúp gan của bé luôn khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da.
  • Ngăn ngừa các bệnh về da như nám, mụn nhọt, tàn nhang ở mẹ bầu.
  • Kiểm soát cân nặng, thúc đẩy chuyển hóa các chất.

Tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không?

Bị tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không?

Nước mía là loại nước bà bầu tiểu đường thai kỳ nên tránh

Đối với mẹ bầu bình thường, nước mía là nguồn bổ sung năng lượng và dưỡng chất góp phần có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, với những mẹ bầu mắc tiểu đường thì khi bổ sung bất cứ loại thực phẩm nào cũng đều phải lưu ý đến hàm lượng đường trong đó, đặc biệt là những thực phẩm có vị ngọt như nước mía. Vậy tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không là thắc mắc của nhiều chị em nhất là những mẹ mang thai lần đầu.

Nước mía là loại thức uống có hàm lượng đường và hàm lượng carbohydrate rất cao. Theo nghiên cứu, trong 240ml nước mía có khoảng 183 calo, 50g đường (tương đương 12 muỗng cà phê đường) và 0-13g chất xơ. Lượng đường ở trong nước mía cao hơn nhiều so với tổng lượng đường mà được khuyến cáo nạp vào cơ thể mỗi ngày. Vậy nên trong chế độ ăn cho người bị tiểu đường thai kỳ đặc biệt là mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên uống nước mía. Tiêu thụ nước mía có thể khiến đường huyết của mẹ tăng vọt khó kiểm soát.

Một số loại nước tốt cho bà bầu tiểu đường thai kỳ

Bị tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không?

Mẹ bầu tiểu đường có thể uống nước ép trái cây rau củ với lượng vừa phải

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kì không nên uống nước mía. Thay vào đó, mẹ nên uống thêm các loại nước sau:

  • Nước lọc: Nước lọc là loại nước mẹ cần uống đều đặn mỗi ngày. Mẹ bầu uống đủ 2 – 3 lít nước lọc mỗi ngày sẽ giúp cơ thể đào thải bới đường dư thừa trong máu, thanh lọc cơ thể và tốt cho hệ thống tuần hoàn.
  • Các loại nước ép rau củ: Cà rốt, cần tây, tỏi tây, cà chua… có tác dụng điều hòa và làm giảm đường huyết cũng rất tốt cho người bị tiểu đường thai kỳ.
  • Nước ép lựu: Lựu với chỉ số đường huyết chỉ 18 có thể cải thiện khả năng sản xuất insulin của tế bào beta. Loại nước này cũng có thể giảm tình trạng kháng insulin, giúp tế bào sử dụng insulin một cách hiệu quả.
  • Nước cam, bưởi: Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ uống nước cam, bưởi để ngăn ngừa táo bón, phòng chống dị tật bẩm sinh ở thai nhi, giúp tăng hấp thu sắt và axit folic hiệu quả. Phụ nữ mang thai chỉ nên uống nước cam sau bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng và không được để bụng quá no hay quá đói trước khi uống nước cam.
  • Nước ép táo, lê: Hàm lượng chất xơ hòa tan cao trong nước ép táo, lê giúp cải thiện độ nhạy insulin, kiểm soát đường huyết, giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể.
  • Nước lá xoài: Nước lá xoài cũng có thể tăng sản xuất insulin và cải thiện khả năng hấp thụ insulin của tế bào. Chỉ cần nấu nước với lá xoài non uống hàng ngày mẹ bầu cũng có thể kiểm soát đường huyết.

Bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai

Viên sắt cho mẹ bầu và sau sinh nhập khẩu từ Châu Âu

Các loại nước ép có khả năng hấp thu đường nhanh hơn khi ăn nguyên quả do đó các mẹ cũng chú ý uống với lượng vừa phải để đảm bảo sức khỏe hoặc uống sinh tố không đường, ăn trái cây trực tiếp thay cho nước ép để vừa hấp thu vitamin và khoáng chất, vừa được bổ sung nguồn chất xơ. Bên cạnh đó, mẹ nên kết hợp chế độ ăn với việc sử dụng viên uống bổ sung canxi, DHA, sắt cho bà bầu để cung cấp đủ dưỡng chất cho thai kì.

Bị tiểu đường uống nước mía được không đã được giải đáp trong bài viết trên. Trong chế độ ăn hằng ngày, mẹ bầu tiểu đường cần hết sức thận trọng, ăn uống sao cho vừa bổ sung dưỡng chất cho mẹ và thai nhi thật tốt vừa không ảnh hưởng xấu tới đường huyết nhé.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn