Trang chủ » Bị tiểu đường thai kỳ hay khát nước là do đâu?

Bị tiểu đường thai kỳ hay khát nước là do đâu?

(27/10/2022)

Tiểu đường thai kỳ có thể dễ dàng phát hiện khi qua các bài kiểm tra, xét nghiệm tại bệnh viện. Mẹ cũng có thể dựa vào các dấu hiệu để nhận biết sớm bản thân có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Vậy bị tiểu đường thai kỳ hay khát nước là do đâu?

Rate this post

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý không hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu mẹ không chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng và kiểm soát đường huyết ổn định. Một số nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi có thể kể tới như:

Ảnh hưởng tới thai nhi

  • Lượng đường trong máu của mẹ bầu cao hơn bình thường có thể làm cho thai nhi phát triển lớn quá mức, tăng khả năng viêm tầng sinh môn của mẹ khi chuẩn bị sinh nở.
  • Trẻ sinh ra sớm hơn dự kiến ở mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể bị hội chứng suy hô hấp, gây ra tình trạng khó thở.
  • Tiểu đường thai kỳ khiến nhiều mẹ bị sinh non, thai chết lưu từ trong bụng mẹ hoặc ngay lúc sinh.
  • Em bé sinh ra dễ bị béo phì và tiểu đường type 2 sau khi lớn lên hơn các bạn cùng trang lứa.
  • Lượng đường trong máu của trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường thai kỳ bị hạ thấp ngay sau khi sinh, gây ra tình trạng co giật nguy hiểm cho trẻ.

Bị tiểu đường thai kỳ hay khát nước là do đâu?

Thai nhi phát triển lớn hơn bình thường nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ

Ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu

  • Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ khiến mẹ bầu bị cao huyết áp, tiền sản giật, đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé.
  • Nguy cơ sinh non, sinh sớm hơn dự kiến, tỷ lệ sảy thai tự nhiên cao.
  • Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sinh mổ cao do thai nhi quá to.
  • Nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao hơn bình thường.
  • Mẹ có khả năng bị tiểu đường thai kỳ ở lần sinh kế tiếp cũng như bị tiểu đường về sau.

Vào khoảng tuần thai thứ 20, nội tiết tố sẽ ảnh hưởng tới việc sản sinh insulin. Thời điểm mẹ có khả năng bị tiểu đường thai kỳ thường rơi vào tuần thai thứ 24-28, có khi mẹ bị sớm hoặc muộn hơn giai đoạn này. Bởi vậy, việc kiểm tra sàng lọc tiểu đường thai kỳ là cần thiết dù mẹ có tiền sử bị bệnh hay không.

Bị tiểu đường thai kỳ hay khát nước là do đâu?

Bị tiểu đường thai kỳ hay khát nước là do đâu?

Mẹ bầu sẽ cảm thấy khát nước nhiều hơn khi bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý có thể nhận biết bởi những dấu hiệu như mẹ thường xuyên đi tiểu, ăn uống không kiểm soát, lượng đường tăng cao đột ngột khiến cho mắt mờ trong thời gian ngắn, xảy ra tình trạng khô miệng, khát nước… Vậy mẹ tiểu đường thai kỳ hay khát nước là do đâu?

Khi bị tiểu đường thai kỳ, lượng glucose không được chuyển hóa hết sẽ tồn đọng trong máu và làm cho thận phản ứng lại, xả vào nước tiểu nhiều hơn. Điều này khiến cho cơ thể sản sinh thêm nhiều nước tiểu và khiến mẹ đi tiểu liên tục. Việc đi tiểu nhiều lần khi đường huyết tăng làm cho cơ thể lại càng mất nước và tăng nhu cầu nạp thêm nước, gây ra cảm giác khát. Bởi vậy, những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hay khát nước, thường có cảm giác khô miệng và muốn uống nước nhiều hơn bình thường.

Lưu ý cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Kiểm soát đường huyết thường xuyên

Bị tiểu đường thai kỳ hay khát nước là do đâu?

Chú ý lượng đường huyết thường xuyên sau ăn

Kiểm soát đường huyết một cách thường xuyên sẽ giúp mẹ nắm rõ tình hình sức khỏe của bản thân, cần đảm bảo đường huyết lúc đói phải < 5,8 mmol/l, đường huyết 1 giờ sau ăn < 7,8 mmol/l và 2 giờ sau ăn phải < 7,2 mmol/l. Không để mức đường huyết lúc đói bị thấp hơn 3,4 mmol/l.

Điều chỉnh khẩu phần dinh dưỡng trong thai kỳ

Mẹ bầu có thể cân bằng mức đường huyết nếu có chế độ chăm sóc bầu kỹ lưỡng, điều chỉnh chế độ ăn uống mà không cần dùng tới thuốc. Duy trì lượng carbohydrate và chất dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể. Một số chú ý mẹ cần nhớ:

  • Tổng năng lượng bà bầu tiểu đường thai kỳ cần nạp một ngày là 30Kcal/kg.
  • Chế độ dinh dưỡng cần nạp đủ để đảm bảo sự tăng cân cần thiết 0.45kg/tháng trong 3 tháng đầu, vào 0.2-0.35kg/tuần vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Chia đều năng lượng trong 3  bữa chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không ăn nhiều carbohydrate vào bữa sáng.
  • Tiểu đường thai kỳ hay khát nước, vì vậy, mẹ hãy uống nhiều nước hơn để cung cấp lượng nước đã mất, bù nước với các loại nước ép trái cây ít đường, nước lọc…

Bên cạnh đó, mẹ vẫn cần bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết cho cơ thể. Nên kết hợp chế độ ăn khoa học với việc sử dụng các viên uống bổ sung vi chất: sắt, canxi, DHA … chuyên biệt cho mẹ bầu hàng ngày để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cơ thể và thai nhi, nhất là trong những tháng cuối thai kì.

Bị tiểu đường thai kỳ hay khát nước là do đâu?

Viên sắt bà bầu nhập khẩu châu Âu chính hãng

Điều trị với thuốc tiểu đường thai kỳ

Việc sử dụng thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, với các loại thuốc Insulin dành cho bà bầu. Bên cạnh đó, mẹ cần đi khám định kỳ đều đặn theo lịch để nắm rõ tình hình sức khỏe của bản thân.

Giờ thì mẹ đã hiểu lý do vì sao tiểu đường thai kỳ hay khát nước rồi. Hãy cố gắng bổ sung dinh dưỡng một cách khoa học mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các vi chất cần thiết cho cơ thể: canxi, DHA, sắt bà bầu … Chúc mẹ vượt qua thai kỳ an toàn, thuận lợi, mẹ tròn con vuông!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn