Trang chủ » Bị tiểu đường thai kỳ ăn quả lựu được không?

Bị tiểu đường thai kỳ ăn quả lựu được không?

(30/10/2022)

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn các loại trái cây có chứa ít đường để chỉ số đường huyết không bị tăng quá cao khiến bà bầu có thể bị biến chứng tiểu đường gây nguy hiểm cho thai kỳ. Bị tiểu đường thai kỳ ăn quả lựu được không? Tìm hiểu một số loại trái cây bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn mà vẫn có thể kiểm soát chỉ số đường huyết nằm trong giới hạn an toàn..

5 (100%) 3 votes

Bà bầu ăn lựu có lợi như thế nào?

Bà bầu ăn lựu có những lợi ích sau đây:

  • Ổn định huyết áp, ngăn ngừa chứng huyết áp cao và giảm nguy cơ tiền sản giật – sản giật, sinh non cho bà bầu.
  • Có chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp cơ thể hấp thụ sắt cho bà bầu và tăng cường khả năng miễn dịch, hạn chế nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn, nấm và mắc bệnh truyền nhiễm.
  • Giàu chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, viêm đường tiêu hóa, làm chậm quá trình lão hóa, giúp bà bầu có làn da trắng sáng và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư đại tràng.
  • Giàu chất xơ, ngăn ngừa táo bón.
  • Giàu sắt, giảm nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cho bà bầu. Nhờ đó có thể tăng sức đề kháng, tăng cường trí nhớ và phòng ngừa bệnh Alzheimer hiệu quả.
  • Cung cấp Kali hàm lượng cao, ngăn ngừa tình trạng chuột rút phổ biến ở bà bầu đang trong những tháng cuối thai kỳ.

Bị tiểu đường thai kỳ ăn quả lựu được không?

Bà bầu ăn lựu được bổ sung sắt để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thiếu sắt thường gặp ở phụ nữ mang thai và nuôi con bú

Lợi ích của lợi đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi

Mẹ bầu ăn lựu cũng có thể mang lại cho thai nhi những lợi ích sau đây:

  • Cung cấp nhiều chất chống oxy hóa để bảo vệ mô não, phòng ngừa các bệnh về não khi không cung cấp đủ oxy cho não bộ.
  • Cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng  cho thai nhi, giảm nguy cơ trẻ bị nhẹ cân, sinh non.
  • Làm tăng đường kính động mạch giúp việc vận chuyển dưỡng chất và oxy cho thai nhi dễ dàng hơn.
  • Bổ sung axit folic cho bà bầu giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
  • Cung cấp vitamin K giúp thai nhi phát triển xương, răng tốt hơn.

Bị tiểu đường thai kỳ ăn quả lựu được không?

Lựu chứa axit folic có khả năng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi

Bị tiểu đường thai kỳ ăn quả lựu được không?

Chúng ta có thể thấy lựu có nhiều lợi ích với cả bà bầu và thai nhi. Trong lựu còn giàu chất xơ, có ích với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên mẹ bầu bị tiểu đường cần có chế độ ăn ít đường để kiểm soát đường huyết ở mức độ an toàn. Hàm lượng đường trong lựu là bao nhiêu? Bị tiểu đường thai kỳ ăn quả lựu được không?

Trong 100g lựu chỉ chứa khoảng 14g đường, an toàn với người bị tiểu đường nên thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn lựu trong các bữa phụ hàng ngày mà không bị ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Bên cạnh đó bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn lựu còn có những lợi ích khác như:

  • Lựu có thể làm chậm quá trình chuyển hóa carbohydrate, giúp giảm nồng độ đường hấp thụ vào máu, để đường huyết không tăng cao đột ngột. Đồng thời trong lựu còn có chứa hợp chất ellagitannin giúp giảm chỉ số đường huyết cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ hiệu quả.
  • Trong lựu có chứa các hợp chất hữu cơ có khả năng tăng cường chức năng cho các tế bào beta tụy để sản sinh nhiều insulin hơn. Đồng thời còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng kháng insulin, cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả hơn.
  • Ăn lựu cũng giúp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ngăn ngừa tiểu đường type 2 sau sinh nhờ có chứa các hợp chất hữu cơ như: axit punicalagin, ellagic, gallic, oleanolic, uallic, ursolic và các chất chống oxy hóa như tanin, anthocyanin.
  • Ăn lựu còn giúp làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể, giúp bà bầu bị tiểu đường thai kỳ giảm nguy cơ bị chứng gây ra các vấn đề về huyết áp và bệnh tim mạch.

Bị tiểu đường thai kỳ ăn quả lựu được không?

Ăn lựu có thể làm giảm chỉ số đường huyết và lượng cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể

Tuy nhiên khi ăn lựu bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý:

  • Kiểm soát lượng carbohydrate cung cấp cho cơ thể ở mức 45 – 60g/bữa ăn bởi lựu cũng là trái cây có chứa carbohydrate.
  • Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 quả lựu hoặc uống 50ml nước ép lựu.
  • Nên ăn lựu sau bữa ăn chính khoảng 1 – 2 giờ để cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt nhất.
  • Lựu có thể tương tác với thuốc ức chế ACE, statin, thuốc chữa bệnh huyết áp, loãng máu nên bà bầu đang uống những loại thuốc này cần thận trọng hoặc có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn lựu.
  • Mẹ bầu bị táo bón không nên ăn lựu cả hạt vì sẽ khiến táo bón nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến tắc ruột.
  • Mặc dù trong quả lựu có chứa hàm lượng sắt cao nhưng bà bầu vẫn cần uống viên sắt mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thiếu sắt rất phổ biến khi mang thai.

Mẹ bầu lưu ý uống viên sắt hàng ngày để ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt

Mẹ bầu uống viên sắt để hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt

Chúng ta đã cùng nhau trả lời câu hỏi tiểu đường thai kỳ ăn quả lựu được không. Mặc dù ăn lựu không làm ảnh hưởng đến tiểu đường thai kỳ nhưng nếu bạn đang điều trị bệnh về huyết áp, loãng máu hay uống bất kỳ một loại thuốc nào khác thì cần hỏi ý kiến bác sĩ về các vấn đề kiêng khem để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn