Trang chủ » Bị táo bón sau sinh có nguy hiểm không?

Bị táo bón sau sinh có nguy hiểm không?

(13/11/2022)

Táo bón sau sinh là tình trạng mà rất nhiều sản phụ gặp phải. Táo bón gây ra cảm giác không thoải mái cả về mặt tinh thần, sức khỏe có thể gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất sữa cho bé của các mẹ. Vậy bị táo bón sau sinh có nguy hiểm không?

Rate this post

Nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón sau sinh

Nhiều người nghĩ tình trạng táo tón sau sinh là đương nhiên xảy ra với các sản phụ, tuy nhiên, biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể giúp cho việc điều trị diễn ra hiệu quả hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ra chứng táo bón sau sinh ở các mẹ:

  • Sau khi kết thúc thai kỳ và sinh em bé, cơ thể của người mẹ lập tức được chuyển sang trạng thái mới với những thay đổi để phù hợp với chức năng tiết sữa cho các bé yêu. Những thay đổi về nội tiết này khiến các cơ quan trong cơ thể – trong đó có hệ tiêu hóa – chưa thể thích nghi ngay được có thể dẫn đến chứng rối loại tiêu hóa gây táo bón.

Bị táo bón sau sinh có nguy hiểm không?

Táo bón sau sinh khiến các mẹ mệt mỏi về cả tinh thần và thể chất

  • Do cơ thể mẹ thiếu nước: sau khi sinh, cơ thể mẹ cần cung cấp đủ nước để vừa nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, vừa đáp ứng cho quá trình sản xuất sữa. Tuy nhiên, mẹ chưa quen với sự thay đổi này nên bổ sung ít hơn lượng nước cần thiết dẫn đến cơ thể thiếu nước, các chất thải không được làm mềm sẽ khó bài tiết ra ngoài.
  • Do mẹ bổ sung quá nhiều sắt, canxi và chất đạm nhưng cơ thể lại thiếu hụt chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa khiến cho hệ tiêu hóa phải chịu những tác dụng phụ của viên sắt, viên canxi, chất đạm đã hấp thu.
  • Do sau khi sinh, các vết mổ hoặc vị trí sinh vẫn còn đau nên hạn chế vận động của các mẹ. Cơ thể ít vận động sẽ làm giảm nhu động ruột, hoạt động co bóp trong tuyến tiêu hóa giảm dẫn đến táo bón.
  • Do trạng thái căng thẳng, mệt mỏi sau sinh ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa.

Táo bón sau sinh có nguy hiểm không? Cách điều trị táo bón sau sinh

Táo bón sau sinh có nguy hiểm bởi nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra các bệnh lý tiêu hóa không mong muốn sau đó như: trướng bụng, khó tiêu gây chán ăn và khó chịu tinh thần; bệnh trĩ; các chất thải tồn đọng lâu ngày gây nhiễm độc ống tiêu hóa; có thể gây áp lực lên thành bụng gây bục vết mổ, bục vết may tầng sinh môn,…

Bị táo bón sau sinh có nguy hiểm không?

Táo bón lâu ngày có thể gây trĩ, bục vết mổ và nhiều tác động tiêu cực khác 

Từ các hậu quá khó lường của chứng táo bón, ngay khi thấy bản thân có triệu chứng, các mẹ nên áp dụng ngay các biện pháp điều trị đơn giản sau để khắc phục sớm tình trạng này:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng sang nạp nhiều chất xơ và vitamin, hạn chế ăn thức ăn nhanh hoặc đồ chiên rán. Một thực đơn giàu chất xơ, vitamin sẽ giúp cho mẹ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nhanh chóng khắc phục được chứng táo bón. Tuy nhiên, bên cạnh việc hấp thu nhiều chất xơ và vitamin, các mẹ cũng cần đảm bảo hấp thu đầy đủ các dưỡng chất khác để cơ thể đủ dinh dưỡng và có nguồn sữa chất lượng cho bé.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể: mỗi ngày, các mẹ sau sinh cần bổ sung từ 2,5 – 3 lít nước để đảm bảo cho hoạt động sống của cơ thể cũng như quá trình sản xuất sữa cho bé.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để kích thích co bóp của đường ruột, massage nhẹ nhàng quanh bụng theo chiều kim đồng hồ với các mẹ sinh mổ để kích thích tuần hoàn máu, giúp hoạt động đưa máu đến cơ quan nội tạng được thuận lợi hơn.
  • Mẹ nên tập thói quen đi đại tiện theo một khung giờ nhất định: khung giờ tốt nhất để bài tiết chất độc ra ngoài cơ thể là từ 5 – 7 giờ sáng. Ngoài ra, các mẹ cũng không nên cố nhịn đại tiện vì sợ đau bởi lẽ phân tích trữ lâu ngày trong cơ thể sẽ dễ bị khô cứng, vón cục và càng khó khăn cho những lần đại tiện sau.
  • Sau khi sinh, các mẹ vẫn cần tiếp tục uống bổ sung các vitamin và khoáng chất để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể cũng như đảm bảo chất lượng nguồn sữa cho bé. Chính vì vậy, mẹ cần tìm hiểu kỹ càng để chọn được những sắt không gây táo bón, loại canxi không gây nóng trong,…và tìm mua ở những cơ sở uy tín để tránh hàng giả, hàng nhái.

 sắt không gây táo bón

Viên Sắt, Acid folic cho mẹ bầu, sau sinh, đang cho con bú

Nếu sau khi áp dụng các biện pháp trên nhưng chứng táo bón vẫn không được cải thiện và có những biển hiện nặng thêm thì các mẹ nên nhanh chóng tìm đến những cơ sở y tế uy tín để điều trị kịp thời nhé.

Các cụ ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” – thay vì có bệnh rồi mới chữa thì các mẹ nên thường xuyên tập cho bản thân và gia đình một lối sống lành mạnh cả trước, trong và sau thai kỳ để có sức khỏe tốt đồng hành cùng bé yêu trên các chặng đường của tương lai nhé.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn