(18/05/2023)
Các mẹ có thể căn cứ vào các dấu hiệu mang thai để dự đoán tình trạng mang thai của mình được sớm nhất. Giải đáp vấn đề táo bón có phải dấu hiệu mang thai hay không giúp các mẹ có sự chuẩn bị cho thai kỳ đầy đủ và chu toàn nhất.
Khi mang thai, cơ thể mẹ có những thay đổi đáng kể giúp mẹ nhận biết được việc mang thai từ sớm. Dự đoán việc mang thai qua các thay đổi của cơ thể là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm. Bị táo bón có phải dấu hiệu mang thai là thắc mắc của nhiều mẹ cần được giải đáp.
Táo bón là một trong những dấu hiệu mang thai
Táo bón là tình trạng đi tiêu ít hơn 3 lần một tuần và có các đặc điểm sau:
Táo bón là một trong những dấu hiệu mang thai thường gặp ở mẹ bầu. Bởi khi mang thai, các hormone thai kỳ sẽ tăng lên đáng kể trong đó sự gia tăng của hormone progesterone giúp thư giãn các cơ quan trơn trên khắp cơ thể, bao gồm cả đường tiêu hóa, khiến cho thức ăn đi qua ruột chậm hơn và dẫn đến tình trạng táo bón.
Tuy nhiên táo bón cũng có thể xảy ra nếu chế độ ăn uống, sinh hoạt của mẹ không khoa học. Do đó, để khẳng định mẹ có mang thai hay không thì cần theo dõi thêm các dấu hiệu mang thai khác hoặc tiến hành kiểm tra bằng các biện pháp như dùng que thử, đi đến các cơ sở thăm khám để siêu âm, xét nghiệm..
Ngoài táo bón, thì có những dấu hiệu dưới đây có thể giúp mẹ nhận biết dấu hiệu mang thai từ sớm.
Buồn nôn, ốm nghén dấu hiệu mang thai phổ biến nhất mà chị em gặp phải. Đa phần chị em đều gặp tình trạng này ở những tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến ốm nghén phần lớn do sự thay đổi của nội tiết tố. Cơn buồn nôn có thể đến vào bất cứ thời gian nào trong ngày nhưng chủ yếu xuất hiện vào buổi sáng khi thức dậy. Mức độ nôn nghén, nhạy cảm với mùi vị thức ăn tùy thuộc vào thể trạng của mỗi mẹ bầu.
Nôn nghén là dấu hiệu đặc trưng của giai đoạn đầu thai kỳ
Một trong những dấu hiệu rõ rệt, xuất hiện ở tất cả mẹ bầu đó chính là kinh nguyệt không xuất hiện. Sau khi trứng đã thụ tinh, cơ thể phụ nữ liền tạo ra hormone HCG tiết ra trong nhau thai. Điều này làm cho hiện tượng kinh nguyệt sẽ biến mất trong suốt 9 tháng thai kỳ.
Tình trạng mệt mỏi khi mang thai sớm có thể bắt nguồn từ sự gia tăng nhanh chóng của nồng độ hormone progesterone trong cơ thể, góp phần khiến mẹ luôn cảm thấy uể oải, buồn ngủ. Ngoài ra, hiện tượng ốm nghén và phải đi tiểu đêm thường xuyên cũng có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ và chậm chạp hơn.
Chị em có thể cảm thấy mệt mỏi hơn trong giai đoạn đầu mang thai
Một trong những triệu chứng phổ biến khác khi mang thai ở phụ nữ là tình trạng ngực sưng và nhạy cảm hơn do lượng hormone tăng cao. Cảm giác đau và sưng ở ngực cũng có thể tương tự như những gì mà mẹ cảm thấy trước kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu này sẽ giảm đi đáng kể sau kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, khi cơ thể mẹ đã thích nghi với những thay đổi nội tiết tố.
Ngay sau khi biết mình mang thai, việc đầu tiên mẹ cần làm đến ngay cơ sở y tế để thăm khám nhằm xác định tình trạng của thai nhi, xem thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi, đã vào tổ hay chưa. Ngoài ra, mẹ cũng nên thực hiện những việc làm sau đây:
Viên sắt canxi DHA và hỗ trợ tăng đề kháng cho bà bầu – nhập khẩu từ Châu Âu
Bị táo bón có phải dấu hiệu mang thai đã được trả lời trong bài viết trên. Mong rằng các mẹ chú ý hơn nữa để quan sát tốt các thay đổi của bản thân nhằm xác định tình trạng mang thai từ sớm. Duy trì ăn uống khoa học, có cách uống sắt, canxi và vitamin tổng hợp hợp lí cũng góp phần giúp mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi được phát triển tốt nhất.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ