Trang chủ » Bị sảy thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Bị sảy thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

(02/10/2024)

Bên cạnh việc trải qua nỗi đau mất mát, nhiều người còn lo lắng không biết bị sảy thai có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Rate this post

Mẹ bị sảy thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Tùy vào độ tuổi thai bị sảy mà các ảnh hưởng do hiện tượng này gây ra đối với sức khỏe của người phụ nữ sẽ có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Thông thường, chị em bị sảy ở giai đoạn sớm thì sức khỏe không bị ảnh hưởng nhiều. Các triệu chứng trong và sau khi sảy có thể giống như một kỳ kinh nguyệt bình thường, trường hợp này người phụ nữ có khả năng phục hồi nhanh và ít gặp biến chứng nguy hiểm hơn.

Bị sảy thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Sảy thai có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chị em

Tuy nhiên đối với tuổi thai càng lớn, lúc này thai đã bám chắc vào tử cung thì việc sảy thai có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người phụ nữ, cụ thể:

Xuất huyết âm đạo

Xuất huyết âm đạo có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần sau đó giảm dần. Nếu kích thước vết thương càng lớn hoặc còn sót nhau trong tử cung thì tình trạng này có thể kéo dài hơn. Điều này sẽ khiến người phụ nữ mất rất nhiều máu gây thiếu máu, từ đó có những biểu hiện như: Mệt mỏi, sắc mặt xanh xao, thường xuyên hoa mắt chóng mặt…

Ngoài ra, còn có biến chứng nguy hiểm hơn khi sảy thai đó là hiện tượng băng huyết. Đây là tình trạng người phụ nữ bị chảy một lượng máu lớn và liên tục, được ước tính trên 500ml trong vòng 24 giờ sau sảy thai. Điều này làm giảm thể tích máu đột ngột, các mô trong cơ thể sẽ bị thiếu oxy nghiêm trọng do lượng hồng cầu giảm sâu. Vì vậy, băng huyết có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người phụ nữ sau sảy thai.

Đau bụng và đau lưng

Tử cung của người phụ nữ có phản xa co bóp để tống bào thai và các sản dịch còn sót lại ra ngoài. Đây chính là nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng dưới trong và sau khi sảy thai.

Khi thai càng lớn cường độ co bóp tử cung càng cao khiến cho mức độ đau tăng lên. Cơn đau quặn bụng có thể lan tỏa sang cả vùng lưng gây nên tình trạng đau bụng và đau lưng khi sảy thai. Ngoài ra, chị em nên cảnh giác nếu các cơn đau bụng trở nên dữ dội và kéo dài, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các biến chứng như: Nhiễm trùng tử cung, sót nhau trong tử cung…

Nguy cơ nhiễm trùng

Môi trường âm đạo ẩm ướt cùng với sức đề kháng bị suy giảm là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Điều này sẽ khiến người phụ nữ rất dễ bị nhiễm trùng sau sảy thai.

Nhiễm trùng bắt đầu từ tử cung sau đó biến chứng sang các hệ thống và cơ quan khác. Nguy hiểm nhất là nhiễm trùng máu, trường hợp này người phụ nữ cần đến khám và điều trị kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

Một số yếu tố khác có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng sau sảy thai như: Chị em vệ sinh vùng kín không đúng cách; quan hệ tình dục quá sớm; thủ thuật nạo hoặc hút phần thai bị sót tại các cơ sở không đảm bảo chất lượng…

Chị em có thể tham khảo Sau sảy thai uống gì cho sạch tử cung để tử cung nhanh chóng đẩy hết sản dịch và hồi phục sức khỏe, hạn chế tình trạng viêm nhiễm và sớm có thai trở lại.

Bị sảy thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Uống nước dừa giúp cân bằng nội tiết và giúp đào thải dịch tiết sau khi bị sảy thai

Suy sụp tinh thần

Sau sảy thai, việc buồn bã và thất vọng hay là suy sụp tinh thần là không tránh khỏi. Tuy nhiên nếu chị em mãi chìm đắm trong hố sâu tâm lý tiêu cực mà không chia sẻ, giải tỏa thì rất dễ dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu hoặc trầm cảm. Sảy thai là một trường hợp không ai mong muốn, chị em không nên quá đau buồn và cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng nhiều hơn để lấy lại sức.

Sau sảy thai cần làm gì để phục hồi sức khỏe nhanh chóng?

Chăm sóc sức khỏe và phục hồi hoàn toàn sau sảy thai là yếu tố quan trọng giúp đẩy lùi mọi nguy cơ biến chứng. dưới đây là một số lưu ý các chị em cần biết:

Thời gian nghỉ ngơi

Sau sảy thai khiến cơ thể người phụ nữ mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Vậy nên việc nghỉ ngơi để cơ thể và đầu óc được thư giãn là yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe.

Không vận động mạnh

Chị em cần hạn chế bê vác nặng và các môn thể thao yêu cầu gắng sức … cần gác lại. thay vào đó là nghỉ ngơi và chỉ đi lại khi cần thiết sau vài ngày sảy thai. Sau đó có thể vận động nhẹ nhàng giúp máu lưu thông và cơ thể thoải mãi cũng như để tâm trạng dễ chịu hơn.

Kiêng lạnh

Người phụ nữ sau sảy thai cần chú ý giữ ấm cơ thể, kiêng gió và không ăn các loại đồ ăn có tính hàn (lạnh), thức uống lạnh khiến cơ thể giảm nhiệt độ và giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ mắc các biến chứng và căn bệnh phụ khoa khác. Chị em cần sử dụng nước ấm để tắm và vệ sinh cá nhân trong vài ngày đầu sau sảy thai.

Vệ sinh cá nhân

Người phụ nữ sau sảy thai cần chú ý giữu gìn vệ sinh vùng kín hàng ngày và sử dụng nước ấm để tránh mùi hôi hay viêm nhiễm phụ khoa. Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo, không tự ý mua thuốc đặt, không đi bơi hay tắm bồn… để tránh gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Bị sảy thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Sau sảy thai chị em không tắm trong bồn để tránh nguy cơ viêm nhiễm

Kiêng gần gũi vợ chồng

Sau sảy thai, vợ chồng cần kiêng gần gũi ít nhất một vài tuần hoặc dài hơn cho đến khi sức khỏe của người phụ nữ phục hồi hoàn toàn cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây là thời gian tối thiểu cần thiết để cơ thể phục hồi, các cấu trúc trở về vị trí ban đầu.

Vợ chồng nên chờ ít nhất từ 3 – 6 tháng sau mới có thể mang thai trở lại. Trường hợp mang thai ngoài tử cung cần đi khám để đánh giá nguyên nhân, nếu là bệnh lý cần điều trị kịp thời để sẵn sàng cho lần mang thai lần tới.

Thực đơn ăn uống lành mạnh

Chị em cần được nghỉ ngơi và chế độ ăn giàu dinh dưỡng là điều cần thiết trong gia đoạn này, đặc biệt là tăng cường các nguồn thực phẩm sau:

  • Nhóm thực phẩm giàu sắt: Thịt bò, đậu tương, rau bina, rau chân vịt…
  • Nhóm thực phảm giàu canxi: Sữa, các loại cá, các loại hạt đậu…
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Các loại rau, củ và trái cây…

Song song với đó, chị em cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít mỗi ngày, bổ sung các loại nước ép trái cây nguyên chất, các loại sữa, cháo, súp… tốt cho hệ tiêu hóa và sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài việc bổ sung sắt thông qua các nhóm thực phẩm, các chị em có thể bổ sung các vi chất cần thiết thông qua viên uống Sắt và Canxi, Axit folic, Vitamin… để mang lại nhiều hiệu quả tối ưu.

Viên sắt và canxi cho bà bầu

Viên sắt và canxi cho bà bầu – Nhập khẩu từ Châu Âu

Suy nghĩ tích cực

Thời gian đầu sau khi bị sảy thai, người phụ nữ khó tránh khỏi tình trạng đau buồn, mất mát. Tuy nhiên các chị em đừng nên quá lo lắng và tự dằn vặt bản thân mà nên để tinh thần thoải mái và sự lạc quan sẽ giúp cơ thể thư giãn và có sức khỏe để chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo.

Hy vọng bài chia sẻ này sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc “Bị sảy thai có ảnh hưởng đến sức khỏe không?” Việc hiểu rõ những kiến thức này sẽ giúp chị em có kế hoạch phục hồi sức khỏe sau sảy thai từ đó tạo nền tảng sức khỏe tốt hơn cho lần mang thai tiếp theo.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36