Trang chủ » Bị rối loạn tiền đình sau sinh có nguy hiểm không?

Bị rối loạn tiền đình sau sinh có nguy hiểm không?

(22/07/2022)

Mẹ sau sinh sức khỏe chưa hồi phục hoàn toàn, bất kỳ một tác động nào cũng khiến sức khỏe sản phụ ảnh hưởng. Trong khi đó chứng rối loạn tiền đình lại rất phổ biến ở những bà mẹ mới sinh. Bị rối loạn tiền đình sau sinh có nguy hiểm không?

5 (100%) 4 votes

Nguyên nhân sản phụ bị rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình xảy ra do hệ thống tiền đình bị tổn thương và rối loạn chức năng, khiến cơ thể bị mất thăng bằng. Đồng thời còn gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, giảm thị lực,…

Nguyên nhân khiến sản phụ bị rối loạn tiền đình gồm có:

  • Mất máu quá nhiều: Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ sau sinh bị rối loạn tiền đình. Sản phụ bị mất một lượng máu lớn khiến tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, não không được cung cấp đủ oxy khiến tiền đình bị tổn thương, giảm chức năng, mẹ sau sinh thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
  • Thay đổi nội tiết: Nồng độ hormone progesterone và estrogen đột ngột thay đổi sau quá trình sinh nở – ngay sau khi bánh nhau được lấy ra khiến nồng độ các loại hormone khác cũng bị thay đổi. Đây cũng là nguyên nhân khiến tâm sinh lý sản phụ bị đảo lộn và gây ra chứng rối loạn tiền đình.
  • Sản phụ bị stress: Áp lực trong quá trình chăm sóc con, làm việc nhà, lo lắng về tài chính, bất đồng với người thân về phương pháp chăm sóc con,… khiến bà mẹ thường xuyên cảm thấy căng thẳng. Tâm trạng bị dồn nén lâu ngày khiến các mẹ có dấu hiệu suy nhược cơ thể sau sinh, bị khó ngủ, mệt mỏi, stress, rối loạn tiền đình và thậm chí là trầm cảm.

Bị rối loạn tiền đình sau sinh có nguy hiểm không?

Thiếu máu thiếu sắt là 1 trong những nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ sau sinh bị rối loạn tiền đình

Bị rối loạn tiền đình sau sinh có nguy hiểm không?

Mẹ sau sinh bị rối loạn tiền đình có triệu chứng:

  • Chóng mặt, hoa mắt
  • Đau đầu, đầu óc quay cuồng
  • Tai ù, thính lực suy giảm
  • Mắt mờ, thị lực suy giảm
  • Trí nhớ và khả năng tập trung suy giảm
  • Đứng, ngồi không vững, đi lại khó khăn
  • Mất khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể

Rối loạn tiền đình sau sinh không phải bệnh nguy hiểm, tuy nhiên hệ lụy của nó lại có thể nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng tượng. Do sức khỏe mẹ sau sinh chưa hoàn toàn hồi phục, những triệu chứng của bệnh khiến sản phụ mệt mỏi, suy nhược nhiều hơn. Thậm chí còn có thể khiến mẹ sau sinh bị mất sữa hoặc giảm chất lượng sữa, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh bú mẹ.

Mẹ sau sinh bị rối loạn tiền đình tâm trạng không ổn định, dễ cáu gắt, bực bội,… có thể xảy ra mâu thuẫn với những người xung quanh hoặc người thân trong gia đình. Trí nhớ và khả năng tập trung bị suy giảm còn làm ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc con nhỏ. Bị rối loạn tiền đình kéo dài còn khiến mẹ sau sinh có nguy cơ mắc chứng Parkinson, Alzheimer,… nguy hiểm với hệ thần kinh và não bộ.

Rối loạn tiền đình kéo dài cũng là nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị thiếu máu nghiêm trọng, oxy không thể vận chuyển đầy đủ lên não khiến sản phụ thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu, làm tăng nguy cơ đột quỵ, tử vong. Tình trạng chóng mặt, ngất xỉu đột ngột còn có thể khiến mẹ sau sinh bị ngã, có thể gặp tai nạn.

Để ngăn ngừa rối loạn tiền đình sau sinh và những hệ lụy của nó, sản phụ cần chú ý về những triệu chứng lạ và chủ động khám bệnh để phát hiện kịp thời. Nhờ đó có thể rút ngắn thời gian điều trị, phục hồi sức khỏe, nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Bị rối loạn tiền đình sau sinh có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình có thể dẫn tới chứng trầm cảm sau sinh, nguy hiểm cho mẹ và bé, ảnh hưởng tình cảm gia đình

Bị rối loạn tiền đình sau sinh mẹ nên làm gì?

Một trong những nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị rối loạn tiền đình là do bị thiếu máu sau sinh do không bổ sung sắt sau sinh đầy đủ. WHO khuyến nghị sản phụ phải bổ sung sắt bằng viên uống và thực phẩm để cung cấp đủ sắt cho cơ thể, bù lại lượng máu mất đi trong quá trình vượt cạn và chảy sản dịch, cũng như cung cấp cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ. Vậy mẹ sau sinh nên uống sắt bao lâu thì ngưng? Các mẹ cần uống viên sắt trong toàn bộ thời gian nuôi con bú (hoặc tối thiểu trong 6 tháng đầu sau sinh) không chỉ để cung cấp đủ ho các hoạt động sống của cơ thể mà còn tăng hàm lượng sắt trong sữa mẹ để cung cấp cho bé.

Mẹ sau sinh uống sắt bao lâu thì ngưng

Mẹ sau sinh uống viên sắt hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt sau sinh

Bên cạnh uống sắt cho mẹ sau sinh đầy đủ, sản phụ bị rối loạn tiền đình cũng cần được điều trị bằng những cách dưới đây:

  • Uống thuốc tây y: Chỉ khi thực sự cần thiết và có chỉ định của bác sĩ
  • Uống thuốc đông y: Những bài thuốc đông y sẽ được thầy lang có kinh nghiệm bốc thuốc theo tình trạng cụ thể của mỗi người sau khi khám lâm sàng và bắt mạch.
  • Phục hồi chức năng: Thực hiện những bài tập kích thích vận động, rèn luyện não bộ giúp tiền đình của sản phụ nhạy bén, linh hoạt hơn, phục hồi chức năng.
  • Tập thể dục: Tập thể dục bằng những bài tập phù hợp sẽ giúp sản phụ nâng cao sức khỏe, kích thích tiền đình phục hồi.
  • Chế độ dinh dưỡng: Thực đơn hàng ngày của sản phụ cung cấp đầy đủ dưỡng chất, các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, axit folic, canxi, DHA, vitamin nhóm B,… giúp sản phụ nhanh chóng phục hồi sau sinh. Và là phương pháp hạn chế triệu chứng, nâng cao sức khỏe cho mẹ sau sinh tốt nhất.
  • Phương pháp y khoa: Phương pháp Epley maneuver (tái định vị sỏi tai), phẫu thuật,… sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sau khi có kết quả khám và làm xét nghiệm cho mẹ sau sinh.

Thời gian điều trị rối loạn tiền đình sau sinh tùy thuộc vào mức độ, phân loại, khả năng đáp ứng của cơ thể sản phụ mà có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tháng. Ngay khi phát hiện triệu chứng của rối loạn tiền đình mẹ sau sinh cần đi khám ngay để có kết quả điều trị tốt nhất, nhanh chóng.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn