Trang chủ » Bị nhiệt miệng có phải dấu hiệu mang thai?

Bị nhiệt miệng có phải dấu hiệu mang thai?

(24/11/2024)

Bị nhiệt miệng có phải dấu hiệu mang thai? Mẹ trong thời gian mang thai thường dễ bị nhiệt miệng hơn so với người bình thường.

Rate this post

Mẹ bị nhiệt miệng có phải dấu hiệu mang thai?

Nhiệt miệng được hiểu là tình trạng thương tổn vùng niêm mạc miệng dẫn đến viêm nhiễm, hình thành các vết loét ở trong miệng và nước bọt. Nhiệt miệng sẽ gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu và khiến nhiều người gặp khó khăn trong quá trình ăn uống.

Hầu hết mẹ trong thời gian mang thai đều bị nhiệt miệng. Vậy bị nhiệt miệng có phải dấu hiệu mang thai không? Nhiệt miệng không phải dấu hiệu điển hình báo mẹ đang mang thai. Một số nguyên nhân khác khiến mẹ bị nhiệt miệng có thể kể đến như:

  • Mẹ bị thiếu vitamin: mẹ bị nhiệt miệng là dấu hiệu cho thấy cơ thể của mẹ đang bị thiếu vitamin B12.
  • Tâm lý mẹ bị căng thẳng: mẹ có tâm lý căng thẳng, thường xuyên bị stress sẽ tăng khả năng bị nhiệt miệng.
  • Mẹ thường xuyên bị mất ngủ: tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên ở cơ thể mẹ sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố, từ đó gây ra tình trạng nhiệt miệng.
  • Mẹ không bổ sung đủ kẽm: nhiệt miệng là dấu hiệu báo hiệu cơ thể mẹ bị thiếu kẽm.
  • Chế độ ăn uống không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng: trường hợp mẹ có chế độ ăn uống không khoa học, không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, mất cân bằng dinh dưỡng cũng sẽ dễ bị nhiệt miệng.

Bị nhiệt miệng có phải dấu hiệu mang thai?

Nhiệt miệng không phải dấu hiệu điển hình báo mẹ đang mang thai

Cách chữa nhiệt miệng khi mang thai

Nhiệt miệng không phải tình trạng bệnh lý nặng nên nếu mẹ bị nhiệt miệng du có đang mang thai hay không thì cũng không cần quá lo lắng. Đối với mẹ bị nhiệt miệng nhẹ, chỉ gây đau đớn và khó khăn khi ăn uống, ít gây sưng đau đồng thời không có dấu hiệu lan rộng, các bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ dùng các loại thuốc bôi an toàn. Gel bôi nhiệt miệng chứa thành phần giảm đau, chống viêm và hình thành lớp màng bảo vệ vết loét ở miệng.

Trường hợp mẹ bị nhiệt miệng nặng hơn các bác sĩ sẽ điều trị cho mẹ bằng cách dùng thuốc, tuy nhiên, khi dùng thuốc mẹ cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc và uống. Ngoài điều trị bằng gel bôi và thuốc, mẹ khi mới chớm nhiệt miệng có thể điều trị bằng một số giải pháp tự nhiên như:

  • Mẹ có thể lấy viên đá bọc vào khăn rồi chườm lên vết nhiệt miệng sẽ giúp giảm sưng đau.
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc baking soda giúp sát khuẩn miệng, từ đó giảm bớt cảm giác đau ở vết nhiệt miệng.
  • Mẹ có thể dùng túi trà lọc đắp lên các vết loét giúp giảm sưng đau bởi loại trà lọc chứa các hoạt chất azulene hay Levomenol có công dụng chữa lành các thương tổn viêm loét miệng.
  • Mẹ cũng có thể dùng mật ong đắp lên vết loét miệng giúp làm dịu các thương tổn, giảm sưng đau.

Bị nhiệt miệng có phải dấu hiệu mang thai?

Mẹ bầu có thể sử dụng gel bôi khi điều trị nhiệt miệng

Làm gì để phòng tránh nhiệt miệng?

Bên cạnh tìm hiểu bị nhiệt miệng có phải dấu hiệu mang thai, mẹ cũng nên quan tâm và tìm hiểu cách phòng tránh nhiệt miệng như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, mẹ bầu nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, tích cực ăn các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin…
  • Tránh xa một số loại thực phẩm gây kích thích và tổn thương niêm mạc miệng bao gồm các loại thức ăn quá cay, hoa quả chứa nhiều acid, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều muối,…
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ngày, mẹ có thể dùng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng hàng ngày.
  • Mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress vừa hạn chế tình trạng nhiệt miệng vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Với mẹ bầu, khi bổ sung sắt và canxi cho bà bầu để tránh tình trạng nóng trong, nổi mụn gây ra nhiệt miệng, mẹ nên lựa chọn sản phẩm chính hãng, uy tín, sắt canxi hữu cơ dễ hấp thu. Chọn đúng sắt canxi và uống đúng cách, đúng liều lượng sẽ giúp cơ thể hấp thu các vi chất một cách tối ưu!

Viên sắt và canxi cho bà bầu

Viên sắt và canxi cho bà bầu – nhập khẩu Châu Âu chính hãng

** Mẹ băn khoăn uống sắt và canxi có bị nóng không? Sử dụng viên uống dễ hấp thu, tuân thủ uống đúng liều lượng và uống đúng cách sẽ hạn chế tối đa được tình trạng nóng trong, táo bón.

Bài viết trên đã giúp tìm hiểu bị nhiệt miệng có phải dấu hiệu mang thai và cách phòng tránh nhiệt miệng trong thai kỳ. Mẹ hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và thói quen sống lành mạnh để hạn chế nhiệt miệng nhé!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36