Trang chủ » Bị đau lưng sau sinh thường và đau lưng sau sinh mổ giống và khác nhau như thế nào?

Bị đau lưng sau sinh thường và đau lưng sau sinh mổ giống và khác nhau như thế nào?

(06/06/2022)

Theo nhiều nghiên cứu, khoảng 50% các bà mẹ sau sinh đẻ có tình trạng đau lưng. Vậy bị đau lưng sau sinh thường và đau lưng sau sinh mổ giống và khác nhau như thế nào?

Rate this post

Nguyên nhân gây đau lưng sau sinh thường và sinh mổ

Như đã biết, căn nguyên đau lưng hầu hết đều giống nhau ở các đối tượng sau sinh đẻ, là hệ quả của quá trình mang thai, cộng gộp với những tác động trong thời gian nuôi con nhỏ. Có thể tóm tắt qua những nguyên nhân chính như sau:

Thay đổi cân nặng đột ngột: Trung bình các mẹ tăng 12kg trong thời gian mang thai khiến cột sống biến đổi, ưỡn quá mức về trước. Điều này hồi phục trong 3-6 tháng sau sinh.

Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nồng độ hormone relaxin, estrogen, progesteron và sự tích nước trong các khoang, dẫn đến các khớp lỏng lẻo hơn, trung bình cần 4 tháng để tái lập cân bằng này.

Bị đau lưng sau sinh thường và đau lưng sau sinh mổ giống và khác nhau như thế nào?

Sau sinh, nhiều sản phụ bị đau lưng, kể cả sinh thường hay sinh mổ

Sinh hoạt không đúng cách, không điều độ: Không vận động, hạn chế vận động hay vận động gắng sức đều khiến cơn đau lưng âm ỉ và dai dẳng hơn. Việc chăm sóc con sai tư thế cũng khiến mẹ mất sức nhiều hơn. Trường hợp này, có thể ngâm chân, xoa bóp, chườm ấm bằng các thảo dược để giảm đau.

Thiếu chất: Chế độ dinh dưỡng thiếu vi chất như canxi, sắt, magie, kẽm,.. Điều này khá thường gặp, không phải vì các chị em không bổ sung qua thực phẩm cũng như các chế phẩm, mà do không hấp thu được hoặc bổ sung chưa đủ nhu cầu của cơ thể mẹ và nhu cầu của bé qua sữa mẹ. Trong quá trình mang thai, nhu cầu canxi tăng rõ rệt theo tuổi thai, nhu cầu canxi của mẹ bầu trong 3 tháng cuối là 1500mg mỗi ngày. 

Vì vậy, cần bổ sung canxi cho mẹ sau sinh, sắt từ nguồn thực phẩm (hải sản, thịt bò, rau xanh, hoa quả tươi,..) và các chế phẩm sữa kết hợp với viên bổ sung canxi chính hãng, uy tín.

Bị đau lưng sau sinh thường và đau lưng sau sinh mổ giống và khác nhau như thế nào?

Viên bổ sung canxi chính hãng từ châu Âu

Hơn nữa, phụ nữ cho con bú cũng cần được bổ sung canxi sau sinh với lượng cần thiết ngang bằng với 3 tháng giữa của thai kỳ (1000-1200mg canxi) vì các dưỡng chất của trẻ đều được cung cấp từ nguồn sữa mẹ.

 Nếu người mẹ thiếu canxi sẽ tăng loãng xương, chuột rút, tê mỏi chân tay, đau lưng. Trẻ thiếu canxi từ sữa mẹ có nguy cơ còi xương, quấy khóc, giật mình, ra mồ hôi trộm, chậm liền thóp, chậm biết đi,… Dù các khoáng chất rất quan trọng nhưng các mẹ cần có sự tư vấn của nhân viên y tế, tránh trường hợp lạm dụng, bổ sung canxi không đúng cách gây nên hậu quả không tốt.

Uống canxi và sắt sau sinh bao lâu thì dừng. Sản phụ nên bổ sung sắt và canxi đến hết giai đoạn cho con bú hoặc ít nhất 6 tháng sau sinh.

Nguyên nhân khác: mẹ căng thẳng, mất ngủ sau sinh, cũng như mắc các bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, chấn thương,.. làm cơn đau lưng kéo dài và nặng hơn. Vì vậy, cần có sự thông cảm, giúp đỡ từ người thân để các bà mẹ có thời gian nghỉ ngơi điều độ, hồi phục sức khỏe sau mỗi cuộc sinh đẻ.

Những nguyên nhân này đều giống nhau ở cả phụ nữ sinh thường hay sinh mổ.

Đau lưng sau sinh thường và sinh mổ khác nhau như thế nào?

Với 2 nhóm đối tượng có phương pháp sinh khác nhau, nguyên do đau trong cuộc chuyển dạ cũng khác nhau:

Phụ nữ sinh thường có thể giảm đau bằng cách gây tê thần kinh thẹn, tránh được cơn đau do cắt tầng sinh môn. Tác dụng của thuốc kéo dài không quá 24 giờ, không làm ảnh hưởng đến sự bài tiết sữa cũng như cơn đau lưng của các chị em. 

Bị đau lưng sau sinh thường và đau lưng sau sinh mổ giống và khác nhau như thế nào?

Quá trình chuyển dạ kéo dài có thể khiến mẹ bị đau lưng sau sinh thường

Trong quá trình chuyển dạ, cơn co tử cung, kèm theo người mẹ phải vận động hết các cơ bắp để rặn đẻ, sự co cứng của các cơ này là nguyên nhân gây đau sau đó. Mẹ cần có thời gian để hồi phục, ít nhất là vài tuần. Những người này nên vận động sớm, vận động nhẹ nhàng, áp dụng các bài tập phục hồi chức năng cho khung chậu sớm hồi phục.

Các chị em sinh mổ chủ yếu áp dụng phương pháp tê ngoài màng cứng. Theo nhiều nghiên cứu, sử dụng thuốc gây tê không ảnh hưởng đến cơn đau lưng sau sinh mổ. Một số trường hợp thủ thuật gây rò dịch não tủy, sẽ có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, có thể gặp đau lưng, nhưng thường khỏi sau vài tuần. 

Trong cuộc mổ lấy thai, mẹ cũng trải qua sự kéo ổ bụng, đè đẩy để kéo thai ra khỏi tử cung, những sang chấn này gây nên đau lưng âm ỉ sau 3-6 tháng mới hồi phục. Mẹ cần chăm sóc vết mổ tốt, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái, vận động nhẹ nhàng để cơ thể sớm duy trì trạng thái ổn định.

Ngoài ra, nếu những cơn đau kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thêm tư vấn hợp lý, giúp mẹ yên tâm hơn trong thời kì này.

Mong rằng những thông tin trên giúp các chị em hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân để trở thành các bà mẹ thông thái, lựa chọn cho mình phương pháp sinh đẻ phù hợp, cũng như có kế hoạch chăm sóc bản thân sau sinh an toàn và khỏe mạnh.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn