Trang chủ » Bị chuột rút khi mang thai 3 tháng đầu có phải do thiếu canxi?

Bị chuột rút khi mang thai 3 tháng đầu có phải do thiếu canxi?

(11/12/2021)

Thông thường hiện tượng chuột rút bắt đầu xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ 2, tam cá nguyệt thứ nhất ít xảy ra hiện tượng này hơn. Nguyên nhân khiến mẹ mang thai 3 tháng đầu bị chuột rút là gì? Bị chuột rút khi mang thai 3 tháng đầu có phải do thiếu canxi?

5 (100%) 1 vote

Bị chuột rút khi mang thai 3 tháng đầu có phải do thiếu canxi?

Hiện tượng chuột rút xuất hiện nhiều hơn vào cuối thai kỳ, tuy nhiên trong 3 tháng đầu tình trạng này dù ít hơn nhưng vẫn xảy ra. Người bình thường bị chuột rút chỉ bị co rút cơ bắp, chân tay tê trong thời gian không lâu. Nhưng bà bầu bị chuột rút cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn, thời gian bị chuột rút cũng kéo dài hơn.

Nhu cầu canxi cho bà bầu 3 tháng đầu chỉ tương đương một người bình thường, khoảng 800mg/ngày. Thực phẩm có thể cung cấp đầy đủ hàm lượng này, vì thế bà bầu mang thai 3 tháng đầu có chế độ dinh dưỡng đa dạng rất ít khi bị thiếu canxi, không cần bổ sung bằng đường uống nếu không có chỉ định của bác sĩ. Hiện tượng chuột rút xảy ra trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu do thiếu canxi cũng không phổ biến như đối với các nguyên nhân khác.

Bị chuột rút khi mang thai 3 tháng đầu có phải do thiếu canxi?

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu chỉ uống canxi nếu có chỉ định của bác sĩ

Nguyên nhân bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị chuột rút thường do các nguyên nhân như:

  • Tử cung mở rộng hơn để tạo chỗ nằm cho thai nhi, các cơ, dây chằng bị kéo căng do phải nâng đỡ tử cung, tạo ra những cơn đau nhức cơ cho bà bầu. Các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép khiến mẹ bầu có cảm giác nặng nề, khó chịu. Đối với nguyên nhân này mẹ bầu thường cảm thấy những cơn đau nhói xuất hiện ở ngay bụng dưới.
  • Nồng độ hormone progesterone tăng cao để nuôi dưỡng phôi thai trước khi hình thành nhau thai. Đây cũng là nguyên nhân khiến khiến các khối cơ suy yếu, mẹ bầu bị chuột rút.

Mang thai 3 tháng đầu bị chuột rút có phải dấu hiệu bị sảy thai?

Hiện tượng chuột rút khi mang thai 3 tháng đầu hầu hết đều không nguy hiểm mà là dấu hiệu của trứng được thụ tinh và làm tổ. Một số mẹ bầu cảm thấy lo lắng rằng đây có thể là dấu hiệu cho thấy có thể dẫn tới sảy thai. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu hiện tượng chuột rút trong 3 tháng đầu thai kỳ không xảy ra liên tục trong vòng một giờ hay đi kèm dấu hiệu bất thường nào thì không gây sảy thai.

Sảy thai chỉ xảy ra trong giai đoạn này khi trứng và phôi thai phát triển không bình thường, khi đó cơ thể sẽ phản ứng bằng cách đẩy thai ra ngoài. Nếu mẹ bầu thấy hiện tượng chuột rút đi kèm chảy máu âm đạo thì đó là dấu hiệu cho thấy nguy cơ sảy thai có thể diễn ra.

Để giảm bớt hiện tượng chuột rút khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần bổ sung đủ dinh dưỡng, đặc biệt chú ý bổ sung các khoáng chất như canxi, sắt, magie, natri, kali,… từ các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra mẹ bầu cũng cần uống viên sắt và axit folic để tăng cường tuần hoàn máu, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thai kỳ.

Bị chuột rút khi mang thai 3 tháng đầu có phải do thiếu canxi?

Mang thai 3 tháng đầu bị chuột rút không kèm dấu hiệu bất thường, không phải dấu hiệu sảy thai

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị chuột rút nên ăn gì?

Khi mang thai 3 tháng đầu, để hạn chế hiện tượng chuột rút mẹ nên ăn các loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu sau:

  • Thực phẩm giàu canxi: Sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu nành và các sản phẩm được làm từ đậu nành, cá mòi, rau có lá màu xanh đậm, đậu rồng, hạnh nhân,…
  • Thực phẩm giàu kali: Cam, dưa lưới, dưa lê, quả bơ, bưởi, mơ, các loại trái cây sấy khô như mận, nho, chà là, măng tây, bông cải xanh, rau chân vịt, dưa chuột, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, rau bó xôi,…
  • Thực phẩm giàu carbohydrate: Diêm mạch (Quinoa), yến mạch, kiều mạch, chuối, khoai lang, củ dền, việt quất, bưởi, táo, đậu đỏ tây, đậu gà,…

Bị chuột rút khi mang thai 3 tháng đầu có phải do thiếu canxi?

Thực phẩm tốt cho mẹ bầu bị chuột rút

Bên cạnh việc tăng cường sử dụng các thực phẩm cung cấp canxi, kali, carbohydrate mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu cũng cần chú ý không nên giữ nguyên 1 tư thế quá lâu, không đột ngột thay đổi tư thế, thường xuyên vận động thân thể phù hợp để tuần hoàn máu không bị cản trở, giúp cơ bắp săn chắc, hạn chế chuột rút hiệu quả. Ngoài ra, ngâm chân nước muối gừng, massage chân, tay, cơ thể vào buổi tối và trước khi đi ngủ giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon, không bị chuột rút ban đêm.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn