Trang chủ » Bị bệnh trĩ sau sinh bao lâu thì hết?

Bị bệnh trĩ sau sinh bao lâu thì hết?

(18/11/2023)

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh trĩ tương đối phổ biến ở sản phụ vừa trải qua quá trình sinh nở. Bị bệnh trĩ sau sinh bao lâu thì hết? Dấu hiệu nào cho thấy sản phụ mắc bệnh trĩ sau sinh?

5 (100%) 3 votes

Bệnh trĩ sau sinh là gì?

Bệnh trĩ hình thành do các tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng phồng lên. Căn cứ vào vị trí hình thành búi trĩ, bệnh được chia làm 2 loại gồm:

  • Trĩ nội: Búi trĩ hình thành bên trong trực tràng hoặc hậu môn
  • Trĩ ngoại: Búi trĩ hình thành dưới da, bên ngoài hậu môn.

Bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng như chảy máu trực tràng, nhiễm khuẩn búi trĩ, sa nghẹt hậu môn, tắc mạch trĩ, nhiễm trùng máu,… Thậm chí, nếu bệnh trĩ nghiêm trọng, kéo dài có thể dẫn tới ung thư trực tràng. Bệnh trĩ sau sinh là bệnh ở sản phụ có búi trĩ mới xuất hiện hoặc tái phát sau khi sinh nở.

Bị bệnh trĩ sau sinh bao lâu thì hết?

Bệnh trĩ hình thành do các tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng phồng lên

Nguyên nhân khiến sản phụ bị trĩ sau sinh gồm có:

  • Rặn đẻ không đúng cách, rặn đẻ quá nhiều khiến các búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn.
  • Bị táo bón kéo dài do nội tiết tố thay đổi, chế độ ăn thiếu chất xơ, không uống đủ nước, ít vận động, uống viên sắt và canxi khó hấp thụ, hàm lượng vượt tiêu chuẩn,…
  • Kích thước tử cung quá lớn chèn ép trực tràng và hậu môn gây cản trở quá trình vận chuyển máu tới tĩnh mạch. Khi này các tĩnh mạch bị giãn nở thường xuyên và không thể co hồi về kích thước ban đầu và hình thành búi trĩ.
  • Sản phụ bị trĩ trước khi mang thai và sinh nở.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ sau sinh

Để biết bị bệnh trĩ sau sinh bao lâu thì hết chúng ta cần tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ sau lưng để nhanh chóng phát hiện bệnh lý, đi khám và được bác sĩ hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ sau sinh mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh nở đều nên biết:

Sản phụ có thể nhanh chóng nhận biết bệnh trĩ sau sinh nếu cơ thể xuất hiện 1 hay nhiều các triệu chứng dưới dây:

  • Đi ngoài ra máu với tần suất và số lượng tăng dần. Người bị bệnh trĩ có thể nhận thấy những tia máu chảy trong người và những cục máu đông có lẫn trong phân.
  • Hậu môn có cảm giác ngứa ngáy, vướng, khó chịu, thậm chí còn có thể khiến người bệnh cảm thấy đau đớn.
  • Hậu môn có cảm giác đau đớn do búi trĩ bị tắc mạch làm nứt kẽ hậu môn.

Bị bệnh trĩ sau sinh bao lâu thì hết?

Đi ngoài ra máu với tần suất và số lượng tăng dần là dấu hiệu sản phụ bị trĩ sau sinh điển hình

Bị bệnh trĩ sau sinh bao lâu thì hết?

Trong trường hợp mắc bệnh trĩ nhẹ, để thu nhỏ búi trĩ sản phụ chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thực hiện các biện pháp để phòng ngừa táo bón, tránh tình trạng khiến cho bệnh trĩ càng trở nặng:

Sản phụ bị trĩ không nghiêm trọng, nếu được phát hiện kịp thời và điều trị nội khoa đúng cách thì có thể khỏi bệnh sau khoảng 1 – 2 tuần điều trị. Tuy nhiên, bệnh trĩ sau sinh ở Việt Nam thường không được phát hiện và điều trị kịp thời do tâm lý xấu hổ, ngại đi khám của các chị em. Việc cố gắng chịu đựng này dẫn tới sản phụ không được chữa bệnh trĩ kịp thời, diễn biến bệnh nghiêm trọng hơn; thậm chí có thể xuất hiện một vài biến chứng, cần phải phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ. Sau khi điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, mẹ sau sinh cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh trong khoảng 1 – 2 tháng là bệnh trĩ sau sinh có thể khỏi hoàn toàn.

Cùng với đó để cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ, thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe, điều trị bệnh trĩ nhanh chóng, sản phụ bị trĩ sau sinh cần ghi nhớ:

  • Tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi. Ưu tiên các loại rau, củ, quả nhuận tràng như khoai lang, đu đủ, chuối, rau mồng tơi, ngọn khoai lang,…
  • Tăng cường ăn các loại ngũ cốc nguyên cám  giàu chất xơ như yến mạch, gạo lứt, bánh mì đen,…
  • Bổ sung đạm từ các loại thực phẩm giàu đạm lành mạnh như cá hồi, tôm, cua, trứng, sữa,…
  • Tăng cường bổ sung kẽm và magie từ thịt bò, trứng, thịt lợn nạc, sò, ổi,…giúp nhuận tràng, ổn định mạch máu, chống viêm,…
  • Tăng cường ăn thực phẩm giàu collagen như lòng trắng trứng, cá hồi, bì lợn,… để giúp ống hậu môn đàn hồi tốt hơn, giảm nguy cơ giãn tĩnh mạch hậu môn dẫn tới hình thành búi trĩ.

Bị bệnh trĩ sau sinh bao lâu thì hết phụ thuộc vào tình trạng bệnh ở thời điểm phát hiện, phương pháp điều trị,… Mẹ sau sinh nếu có thể nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ sớm, đi khám chuyên khoa và điều trị đúng cách, kịp thời sẽ rất dễ cải thiện. Do đó, mẹ nhớ theo dõi các biểu hiện của cơ thể để có thể thăm khám sớm nhất nhé!

Bên cạnh đó, đừng quên xây dựng chế độ ăn khoa học, nghỉ ngơi và vận động hợp lý, bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết: sắt, canxi, DHA, … để hỗ trợ cơ thể phục hồi tốt nhất mẹ nhé!

Viên sắt và canxi cho mẹ sau sinh

Viên sắt và canxi cho mẹ sau sinh chính hãng từ châu Âu

** Lưu ý: Dù đã có kinh nghiệm bổ sung vi chất trong cả thai kì, mẹ cũng đừng quên tìm hiểu kĩ: DHA sau sinh uống bao lâu, mẹ sau sinh uống sắt và canxi đến khi nào … để tối ưu hiệu quả khi của các viên uống nhé! Chúc mẹ phục hồi thật tốt, em bé phát triển toàn diện!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36