Trang chủ » Bầu bụng dưới và bụng trên khác nhau như thế nào?

Bầu bụng dưới và bụng trên khác nhau như thế nào?

(31/10/2021)

Vị trí bầu phản ánh rất nhiều điều thú vị về sức khỏe thai kỳ. Vậy bầu bụng dưới và bầu bụng trên khác nhau như thế nào? Và mỗi vị trí của bụng bầu phản ánh điều gì? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

 

5 (100%) 1 vote

Bầu bụng dưới và bụng trên khác nhau như thế nào?

Bầu bụng dưới là gì?

Bầu bụng dưới hay có tên gọi khác là mang thai ở bụng dưới, thai nhi sẽ nằm ở phần bụng dưới khiến cho phần bụng dưới to lên. Khi thai nhi ngày một lớn dần, kích thước phần bụng dưới sẽ lớn dần, to ra nhanh chóng và mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, nặng nề vào những tháng cuối thai kỳ. 

Do túi thai nằm thấp ở phía dưới tử cung nên xuất hiện tình trạng bầu bụng dưới ở mẹ. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:

  • Vị trí làm tổ của thai nhi trong tử cung: Bào thai lựa chọn làm tổ ở phía dưới tử cung của người mẹ nên mẹ bầu sẽ mang thai bụng dưới khi bào thai bắt đầu lớn dần.
  • Cơ bụng mẹ bầu yếu: Những mẹ bầu có cơ bụng yếu thường mang bầu bụng dưới

Bầu bụng thấp là tình trạng bầu thường gặp và không quá nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ bầu nhưng nó làm gia tăng nguy cơ sinh non do thai tụt thấp quá sớm.

Bầu bụng trên là gì?

Bầu bụng trên hay còn được gọi là mang thai bụng trên, tình trạng này thường được gặp ở rất nhiều mẹ bầu. Đây là tình trạng hoàn toàn bình thường nên các mẹ bầu không cần phải lo lắng, tình trạng này xuất hiện khá phổ biến. Thông thường, mẹ bầu bụng trên cảm thấy nhẹ nhàng hơn những mẹ bầu bụng dưới. Khi thai nhi lớn lên cho đến cuối thai kỳ, mẹ bầu vẫn có thể di chuyển nhẹ nhàng, thoải mái mà không bị quá nặng nề như bầu bụng dưới. 

Tuy nhiên, bầu bụng trên cũng có nhược điểm. Khi thai nhi lớn dần sẽ gây ra chèn ép của tử cung lên cơ hoành, ảnh hưởng đến quá trình thông khí vào phổi của mẹ, khiến cho mẹ cảm thấy bị khó thở.

Như vậy, với một vài đặc điểm về vị trí, ta đã thấy được sự khác nhau giữa bầu bụng dưới và bụng trên.

Bầu bụng dưới và bụng trên khác nhau như thế nào?

Bầu bụng dưới và bụng trên là tình trạng bình thường ở mẹ bầu

Những lưu ý khi mang thai bầu bụng dưới

Bầu bụng dưới có nguy hiểm không?

Mang thai bụng dưới là điều hoàn toàn bình thường và gặp ở rất nhiều mẹ bầu nhưng tình trạng này cũng gây ra nhiều băn khoăn, thắc mắc cho mẹ về sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. 

Thực tế, theo các bác sĩ phụ sản, mang thai bụng dưới không gây nguy hiểm cũng như là ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của mẹ và bé. Vậy nên, mẹ bầu không cần quá lo lắng, mẹ cần tập trung bổ sung dưỡng chất đầy đủ để đảm bảo điều kiện phát triển tốt nhất cho thai nhi. 

Tuy nhiên, do bầu bụng dưới nên tình trạng bụng bầu tụt xuống có thể diễn ra sớm hơn so với bầu bụng trên. Đây là dấu hiệu sắp sinh phổ biến. Với những mẹ bầu lần đầu, bụng có thể tụt xuống khoảng từ 2-4 tuần trước khi sinh, còn những mẹ bầu lần 2 lần 3, bụng bầu tụt xuống sẽ xuất hiện trước khi chuyển dạ. Để tránh những tình huống bất ngờ, không kịp xử lý, mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để đảm bảo tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé.

Những lời đồn thú vị khi bầu bụng dưới

Theo dân gian lưu truyền, bầu bụng dưới có thể là dấu hiệu rằng một bé trai sắp chào đời. Khoa học chưa chứng minh được mối quan hệ giữa vị trí bụng bầu và giới tính của em bé. 

Ngoài ra, nhiều người cho rằng, bầu bụng dưới còn giúp mẹ bầu dễ sinh. Tuy nhiên, việc sinh dễ hay không phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ bầu và độ giãn nở của tử cung thay vì phụ thuộc vào vị trí bụng bầu. Trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên chú ý đến những dấu hiệu thay đổi trong cơ thể để chuẩn bị tinh thần chuyển dạ, đón em bé chào đời.

Bầu bụng dưới và bụng trên khác nhau như thế nào?

Vị trí bụng bầu không quyết định giới tính của trẻ

Bầu bụng dưới nên lưu ý điều gì?

Bên cạnh những dấu hiệu thay đổi của cơ thể, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng.

  • Bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất thiết yếu như canxi, DHA, sắt cho bà bầu theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng những loại thực phẩm hỗ trợ bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. 
  • Tránh sử dụng những loại đồ uống có cồn, có gas và chất kích thích.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, thức ăn nhanh, dầu mỡ.
  • Thực hiện những bài tập rèn luyện nhẹ nhàng như yoga cho bà bầu để điều hòa cơ thể, tránh để tình trạng cơ thể bị thiếu vận động.
  • Massage vùng bụng nhẹ nhàng và sử dụng nước ấm khi tắm. 
  • Mặc quần áo thoải mái, không bó sát.
  • Ngủ đủ giấc, khoa học. 

Bầu bụng dưới và bụng trên khác nhau như thế nào?

Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết trong thai kì

Trên đây là những thông tin về bầu bụng dưới và bụng trên. Hy vọng qua bài viết này, những mẹ chuẩn bị bầu hay những mẹ đang bầu sẽ có hành trang đầy đủ để chăm sóc bản thân cũng như em bé thật tốt trong suốt thai kỳ.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn