3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn thai nhi đã ổn định trong tử cung và bắt đầu phát triển rất nhanh chóng về hình thể và các chức năng. Lúc này kích thước tử cung cũng tăng rất nhanh cùng với sự phát triển của thai nhi. Bầu 3 tháng giữa nằm ngửa có sao không?
Tư thế ngủ của bà bầu có quan trọng không?
Giấc ngủ và tư thế nằm ngủ có vai trò rất quan trọng với bà bầu, có thể hỗ trợ bà mẹ và thai nhi trong toàn bộ thời gian còn lại của thai kỳ. Tác dụng tích cực đối với thai kỳ khi bà bầu ngủ đúng giấc, nằm đúng tư thế gồm có:
- Phục hồi các mạch máu: Mạch máu của bà bầu phải chịu áp lực lớn và dễ bị tổn thương do thể tích máu tăng thêm đến 50% so với lúc không mang thai. Khi bà bầu từ từ chìm sâu và giấc ngủ cũng là lúc các mạch máu bị tổn thương chậm rãi phục hồi.
- Tăng khả năng miễn dịch: Hệ miễn dịch của bà bầu giảm hoạt động để hạn chế tác động, bảo vệ an toàn cho thai nhi. Khi bà bầu ngủ hệ miễn dịch được giảm bớt ức chế, có thể tiêu diệt tác nhân gây bệnh tốt hơn mà không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
- Bổ sung năng lượng và điều tiết insulin: Nhu cầu năng lượng của bà bầu tăng cao nên cần bổ sung nhiều đường hơn, tăng đề kháng insulin và gia tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Cơ thể mẹ bầu có thể tăng cường sản xuất insulin trong giấc ngủ, chuyển hóa đường thành năng lượng, khi thức dậy bà bầu có cảm giác khỏe khoắn hơn lại giảm được nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.

Mẹ bầu 3 tháng giữa nằm ngửa có sao không?
Bầu 3 tháng giữa nằm ngửa có sao không?
Những thay đổi ở bà bầu 3 tháng giữa
Với những lợi ích mà giấc ngủ có thể mang lại cho bà bầu, việc có một giấc ngủ ngon, đầy đủ có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe thai kỳ. 3 tháng giữa là giai đoạn thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ về hình thể và chức năng hoạt động của các cơ quan, vì thế kích thước tử cung cũng nhanh chóng tăng lên.
Trong sinh hoạt hàng ngày của bà bầu cũng bắt đầu xuất hiện một số bất tiện do bụng bầu gây vướng víu, tạo áp lực như vận động khó khăn, khó ngủ, căng thẳng, hay bị tê chân tay,… Trong khi đó tư thế nằm ngủ cho mẹ bầu có liên hệ mật thiết với chất lượng giấc ngủ. Bầu 3 tháng giữa nằm ngửa có sao không?
Bầu 3 tháng giữa nằm ngửa có sao không?
- Bà bầu 3 tháng giữa không nên nằm ngửa để tránh tình trạng toàn bộ trọng lượng của tử cung chèn ép lên cột sống, cơ lưng, hệ tiêu hóa, các mạch máu lớn và tĩnh mạch chủ dưới. Vì thế, nếu thường xuyên nằm ngửa, bà bầu 3 tháng giữa cũng thường xuyên bị đau lưng, đau cơ, chuột rút chân và bụng,… không chỉ gây mệt mỏi, đau đớn mà còn khiến chất lượng giấc ngủ bị giảm sút. Đồng thời sức khỏe thai kỳ cũng suy giảm nếu bà bầu bị mất ngủ trong một thời gian dài.
- Sự chèn ép của tử cung cũng khiến chức năng gan và hoạt động của hệ tiêu hóa, bài tiết bị suy giảm. Đồng thời khả năng thải độc và bài tiết của bà bầu đều bị suy giảm khiến bà bầu tăng nguy cơ bị trĩ. Mẹ bầu không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bản thân mà còn giảm lượng dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi, bé không có điều kiện tăng trưởng tối ưu nhất.
- Ngoài ra, các mạch máu lớn và tính mạch chủ dưới bị chèn ép khiến lưu lượng máu tuần hoàn về tim giảm sút. Cùng với đó lượng máu được cung cấp cho thai nhi qua nhau thai cũng bị ít hơn khiến oxy và dưỡng chất không cung cấp đủ cho hoạt động tăng trưởng toàn diện của thai nhi. Đây cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị hạ huyết áp và thai nhi bị chậm nhịp tim.
- Khả năng tuần hoàn máu suy giảm, các cơ quan nội tạng của bà bầu cũng bị thai nhi chèn ép gây khó thở. Nguy hiểm hơn, một số bà bầu còn có nguy cơ bị mắc hội chứng ngừng thở khi đang ngủ đe dọa tính mạng.
- Bà bầu 3 tháng giữa nên nằm nghiêng bên trái, sử dụng gối mềm để gối đầu và kê chân sao cho đầu nằm cao 1 góc 20 độ, chân cao 1 góc 30 độ so với mặt giường. Nhờ đó mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn, khi tỉnh dậy cũng có cảm giác thoải mái hơn.

Bà bầu 3 tháng giữa nằm nghiêng bên trái để cảm thấy thoải mái và có giấc ngủ ngon
Những dấu hiệu bất thường bà bầu 3 tháng giữa phải đi khám ngay
3 tháng giữa là giai đoạn an toàn nhất của thai kỳ, bà bầu không còn ốm nghén, cơ thể chưa quá nặng nề, sức khỏe bà mẹ tốt hơn còn thai nhi thì bắt đầu cử động. Mặc dù vậy bà bầu vẫn phải đi khám ngay khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường sau đây:
- Vẫn có hiện tượng nôn nghén
- Da có màu vàng
- Tăng cân quá nhiều hoặc không tăng cân, tăng cân không đáng kể
- Có nhiều mồ hôi cả khi thời tiết mát mẻ
- Bụng đau dữ dội
- Thời gian bị chuột rút dài bất thường
- Chảy máu âm đạo
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt
Những chú ý cho mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kì

Bộ 3 Viên sắt và canxi DHA cho bà bầu
- Khám thai đầy đủ, đúng lịch
- Tránh những thực phẩm không khuyến cáo với bà bầu: thức ăn sống nguội, đồ lạnh, nước ngọt, nước uống có gas, rượu bia
- Đi ngủ sớm và đủ giấc
- Không nên tắm nước quá nóng, không ngâm mình, xông hơi và không tắm quá 20p một lần
- Vận động thích hợp nhưng không vận động, mang vác vật nặng, quá sức…
- Bổ sung đầy đủ sắt và canxi, DHA cho thai kì và có biện pháp tăng cường sức đề kháng phù hợp
3 tháng giữa là giai đoạn ít có biến chứng nhất trong toàn bộ thai kỳ. Mặc dù vậy bà bầu vẫn cần chú ý tìm hiểu các thông tin như có bầu mấy tháng uống sắt và canxi, bầu 3 tháng giữa nằm ngửa có sao không và theo dõi những dấu hiệu bất thường trên cơ thể để giúp thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất, bà bầu có thai kỳ khỏe mạnh và kịp thời can thiệp khi biến chứng có thể xảy ra.