(05/04/2022)
Ốm nghén là tình trạng thường xảy ra vào tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ và hầu hết mẹ bầu nào cũng bị ốm nghén với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, có nhiều mẹ bầu 3 tháng giữa mới bị nghén khiến họ lo lắng không biết tình trạng này có ảnh hưởng gì xấu hay không và phải làm sao để khắc phục.
Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai giai đoạn 3 tháng đầu.Ốm nghén gồm các triệu chứng như buồn nôn, nôn, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi… Những triệu chứng này hết sức bình thường và có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Theo thống kê, có khoảng 70% phụ nữ gặp phải các triệu chứng buồn nôn, ốm nghén vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 16 của thai kỳ, khoảng 10% chị em vẫn còn xuất hiện các triệu chứng ốm nghén sau tuần thai thứ 20. Thậm chí, có nhiều phụ nữ mang thai phải đối mặt với tình trạng này suốt thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Vì vậy, nghén ở 3 tháng giữa cũng là chuyện bình thường, không có gì đáng lo ngại. Trường hợp ốm nghén quá nặng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và việc ăn uống thường ngày thì mẹ nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cách khắc phục hiệu, giúp giảm ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi.
Ốm nghén khiến mẹ bầu mệt mỏi, kiệt sức
Ốm nghén là một trải nghiệm phổ biến mà hầu hết phụ nữ đều gặp phải trong quá trình mang thai, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng lại khác nhau ở mỗi người. Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra ốm nghén vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng nhiều giả thuyết cho rằng sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là sự gia tăng hormone progesterone, đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra tình trạng này.
Khi mang thai, nồng độ progesterone trong cơ thể người phụ nữ tăng cao. Hormone này có tác dụng làm giãn các cơ trơn, bao gồm cả cơ của hệ tiêu hóa. Sự giãn nở này khiến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn, thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày lâu hơn và dễ bị đẩy ngược lên thực quản, gây ra cảm giác buồn nôn, thậm chí nôn ói.
Bên cạnh buồn nôn, progesterone còn là tác nhân gây ra các triệu chứng khó chịu khác thường gặp ở bà bầu như khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi. Những triệu chứng này tuy gây khó chịu nhưng thường không đáng lo ngại và sẽ giảm dần khi thai kỳ tiến triển.
Mẹ bầu thường bị ốm nghén vào giai đoạn 3 tháng đầu hoặc 3 tháng giữa thai Đặc biệt là khi có sự kích thích về mùi vị của các loại thực phẩm như cá sống, thịt, mùi gia vị cay nồng, rau thơm… sẽ khiến mẹ bầu buồn nôn, nôn mửa. Nếu chị em nôn quá nhiều có thể dẫn đến mất nước nên mẹ cần bổ sung đủ nước mỗi ngày.
Nôn ói là triệu chứng thường gặp của ốm nghén
Ngoài ra, mẹ bầu còn bị hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, sụt cân do không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Sự thiếu hụt dinh dưỡng này khiến mẹ luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng, khó tập trung… Bên cạnh đó, còn có một số bà bầu bị nghén ngủ, họ có thể ngủ rất nhiều hoặc mất ngủ.
Ốm nghén là hiện tượng sinh lý bình thường ở bà bầu nên rất khó tránh khỏi. Việc mẹ cần làm là cố gắng giảm nhẹ các triệu chứng để không bị ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Mẹ có thể áp dụng những biện pháp hữu hiệu dưới đây:
Bộ 3 viên uống bổ sung canxi, DHA và sắt cho bà bầu
Và hơn cả là hãy giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, em bé phát triển tốt.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ