Trang chủ » Bạn nên uống axit folic khi nào?

Bạn nên uống axit folic khi nào?

(21/06/2021)

Axit folic là vitamin cần thiết cho sức khỏe của nhiều đối tượng khác nhau như trẻ em, phụ nữ mang thai, người già. Bạn nên uống axit folic khi nào để giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh? Những lưu ý khi uống axit folic giúp hấp thu cao nhất.

Rate this post

Bạn nên uống axit folic khi nào để cơ thể luôn được khỏe mạnh

Khi bị thiếu máu hồng cầu khổng lồ

Thiếu máu hồng cầu khổng lồ là tình trạng thiếu máu với các tế bào hồng cầu lớn bất thường. Femtoliter (fL) là đơn vị được sử dụng để đo kích thước của các tế bào máu. Thông thường, các tế bào hồng cầu nằm trong khoảng 80 – 100 fL. Nếu các tế bào hồng cầu lớn hơn 100 fL sẽ được coi là hồng cầu to. Khi các tế bào phát triển quá lớn sẽ mang ít huyết sắc tố hơn, điều này khiến lượng máu đi khắp cơ thể không giàu oxy như bình thường, có thể gây ra một loạt các triệu chứng và các vấn đề sức khỏe.

Thiếu axit folic và vitamin B12 là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Do đó khi chúng ta bị thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu axit folic thì cần nhanh chóng bổ sung axit folic cho cơ thể bằng đường uống hoặc tiêm. Uống viên axit folic là cách bổ sung phổ biến nhất cho nhiều đối tượng. Liều lượng axit folic uống vào còn phụ thuộc vào tình trạng thiếu máu của mỗi đối tượng.

Bạn nên uống axit folic khi nào

Bổ sung axit folic giúp ngăn ngừa và cải thiện thiếu máu hồng cầu khổng lồ

Bổ sung axit folic khi cơ thể thiếu hụt axit folic

Bất kì đối tượng nào cũng có thể thiếu hụt axit folic nếu như nguồn cung cấp axit folic không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể hằng ngày. Uống axit folic là việc làm cần thiết để bổ sung lượng axit folic thiếu hụt một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Cơ thể sẽ ra sao nếu thiếu hụt nhiều axit folic:

  • Lưỡi bị sưng và loét ở miệng: Khi bạn bị thiếu vitamin B9 trầm trọng thì sẽ xảy ra những hiện tượng này. Đầu lưỡi, quanh lưỡi của bạn sẽ bị sưng đỏ. Thiếu axit folic còn gây nên tình trạng nhiệt miệng khiến chúng ta khó chịu và gây khó khăn trong ăn uống.
  • Mất vị giác: Việc thiếu vitamin B9 có thể khiến bạn mất vị giác khi ăn bởi lưỡi bạn đang có vấn đề nên không thể gửi thông tin đến não bộ thông qua hệ thần kinh.
  • Có các biểu hiện thiếu máu: Trong hồng cầu, có một loại protein là hemoglobin, đóng vai trò vận chuyển oxy. Với trường hợp thiếu acid folic nặng, bạn sẽ không có đủ hồng cầu (và cả hemoglobin) để cung cấp lượng oxy đầy đủ cho tất cả các bộ phận nếu thiếu vitamin B9. Điều này sẽ khiến bạn bị tê bàn chân bàn tay, mệt mỏi, da nhợt nhạt và cơ thể yếu ớt.
  • Các vấn đề về nhận thức: Đối với hệ thần kinh trung ương, vitamin B9 đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bạn sẽ bị khó tập trung, dễ cáu kỉnh, hay quên và nặng nề nhất là trầm cảm khi bị thiếu loại vitamin này. Thiếu vitamin B9 có thể làm tăng nguy cơ phát triển của các bệnh như chứng mất trí, bệnh Alzheimer nếu không được điều trị kịp thời.

Bạn nên uống axit folic khi nào

Nên uống axit folic khi cơ thể có những biểu hiện thiếu hụt axit folic nghiêm trọng

Mẹ bầu trước khi mang thai và trong khi mang thai

Bổ sung axit folic đặc biệt quan trọng trước và trong khi mang thai, hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Nghiên cứu cho thấy uống axit folic trước khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh bao gồm dị tật ống thần kinh nghiêm trọng như tật nứt đốt sống, encephalocele (hiếm khi) và những khiếm khuyết về não bộ đến 70%.

Ống thần kinh và đốt sống của thai nhi được hình thành trong 28 ngày đầu của thai kì. Nếu ống thần kinh không đóng đúng cách, sẽ xảy ra khuyết tật ống thần kinh. Trẻ sinh ra bị tật nứt đốt sống hoặc encephalocele có thể phải đối mặt với nhiều ca phẫu thuật, bị tê liệt và tàn tật lâu dài. Do đó, uống axit folic từ trước khi mang thai là việc các mẹ bầu nên làm.

Bạn nên uống axit folic khi nào

Mẹ bầu rất cần uống axit folic để đảm bảo sức khỏe thai kì và ngăn ngừa khuyết tật thai nhi

Mẹ sau sinh và cho con bú

Mẹ sau sinh và cho con bú rất cần bổ sung axit folic. Cùng với sắt, vitamin B12, axit folic góp phần tái tạo tế bào máu mới, cung cấp lượng máu cần thiết, phục hồi sức khỏe cho mẹ sau sinh. Vậy nên trong giai đoạn sau sinh rất cần bổ sung đầy đủ axit folic cho mẹ và trẻ để ngăn được tình trạng thiếu máu sau sinh, tránh xảy ra các hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh hoặc các bệnh về tim mạch.

Bạn nên uống axit folic khi nào

Mẹ sau sinh cho con bú rất cần uống axit folic

Những lưu ý khi uống axit folic để tăng hiệu quả bổ sung

  • Uống axit folic sau ăn sáng: Uống axit folic vào lúc nào trong ngày giúp hấp thu tốt nhất đó chính là buổi sáng. Thời điểm sau ăn sáng 1-2h là thời điểm lí tưởng để uống axit folic.
  • Không nên uống quá liều: Uống nhiều axit folic có thể dư thừa và gây ra các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng đối với sức khỏe. Đã có các nghiên cứu cho thấy, bổ sung từ 800mcg axit folic/ngày trở lên trong thời gian dài được cho rằng làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân tim mạch, tăng nguy cơ ung thư phổi, tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ sau này…. Chỉ bổ sung liều cao hơn khuyến cáo khi có chỉ định của bác sĩ thăm khám trực tiếp trong các trường hợp đặc biệt và cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ khi sử dụng.
  • Kết hợp với vitamin C: Để tăng cường hấp thu, nên uống axit folic chung với nước giàu vitamin C như nước cam, chanh, bưởi hoặc nước trái cây giàu vitamin C khác.
  • Không uống chung với các chất ức chế hấp thu: Tránh uống axit folic với nước trà, cà phê, rượu vì sẽ gây tương tác thuốc, làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc và gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.
  • Kết hợp với chế độ ăn giàu axit folic: Song song với việc uống axit folic, cần bổ sung axit folic qua chế độ ăn hàng ngày các thực phẩm giàu axit folic (folate) như: gan động vật, lòng đỏ trứng, dâu tây, lê, dưa hấu, cam, quả bơ, các loại rau: Măng tây, cải xoăn, rau lá xanh…

Axit folic là vitamin quan trọng và không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Mỗi đối tượng cần được bổ sung axit folic với liều lượng và cách bổ sung khác nhau. Do đó, uống đúng loại axit folic phù hợp và uống đúng cách giúp bổ sung axit folic tốt nhất cho cơ thể.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn