Trang chủ » Bà đẻ nên ăn thịt vịt không?

Bà đẻ nên ăn thịt vịt không?

(12/12/2024)

Trong chế độ dinh dưỡng sau sinh, bà đẻ nên bổ sung các loại thịt để cung cấp protein, sắt, kẽm cũng nhiều dưỡng chất khác tốt cho cơ thể.Thịt vịt là loại thịt rất giàu dinh dưỡng, có thể chế biến được nhiều món ăn thơm ngon hấp dẫn. Bà đẻ nên ăn thịt vịt không?

Rate this post

Thành phần dinh dưỡng của thịt vịt

Bà đẻ nên ăn thịt vịt không?

Thịt vịt giàu các dưỡng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe

Thịt gia cầm như thịt gà, thịt vịt, thịt ngan… là những loại thịt vô cùng phổ biến trong đời sống hằng ngày. Trong đó, thịt vịt từ xưa đến nay được biết đến là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có thể chế biến được nhiều món ăn thơm ngon, tốt cho sức khỏe.

Thành phần dinh dưỡng trong thịt vịt rất phong phú. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g thịt vịt có tới 25mg protein, tương đương với khoảng 201 calories. Ngoài ra, thịt vịt còn chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng như canxi, protid, phốt pho, magiê, đồng, kẽm, vitamin A, B, D, E, K,… có công dụng tốt trong việc hỗ chữa nhiều bệnh rất hiệu quả.

Nhờ những dưỡng chất dồi dào có trong thịt vịt mà đây là loại thịt tốt cho những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược và mất sức. Thêm vào đó, thịt vịt còn rất phù hợp với những người bị sốt, chán ăn và mệt mỏi, cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể.

Bà đẻ nên ăn thịt vịt không?

Bà đẻ nên ăn thịt vịt không?

Bà đẻ nên ăn thịt vịt để bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể

Sau khi sinh con, mẹ bỉm cần ăn uống phù hợp, chọn lựa các thực phẩm vừa giàu dinh dưỡng vừa phải an toàn cho sức khỏe. Bà đẻ nên ăn thịt vịt không?

Câu trả lời là nên, bởi thịt vịt là thực phẩm rất tốt để bồi bổ sức khỏe. Bà đẻ sau sinh nên ăn thịt vịt đúng cách để bổ sung các vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể trong giai đoạn hậu sản. Ăn thịt vịt không chỉ tốt cho sức khỏe của người mẹ mà còn có lợi cho việc sản xuất sữa nuôi bé. Các món cháo từ vịt như cháo vịt đậu xanh là món cháo lợi sữa cho mẹ sau sinh mà các mẹ nên thêm vào thực đơn. 

Những lợi ích khi ăn thịt vịt sau sinh phải kể đến như:

  • Cung cấp hàm lượng protein cần thiết: Thịt vịt chứa một số loại protein tốt cho  mẹ sau sinh, bao gồm tất cả các axit amin cần thiết mà cơ thể cần. Thịt vịt có khoảng 25mg protein trên 100g. Lượng protein này sẽ cải thiện sức khỏe cho bà đẻ, tăng cường năng lượng, giúp cơ thể mau hồi phục.
  • Tốt cho hệ thần kinh: Nhờ thành phần vitamin B5, B12 có trong thịt vịt nên khi được nạp vào cơ thể sẽ giúp kích hoạt và khởi động hệ thần kinh, ngăn ngừa stress, giảm lo âu cũng như các hiện tượng trầm cảm khác.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Trong thịt vịt có một hàm lượng Niacin khá lớn giúp đường tiêu hóa hấp thụ carbohydrate, protein và chất béo, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả. Ngoài ra, Niacin còn có tác dụng loại bỏ các chất khí tích tụ trong dạ dày và ruột, giúp đẩy lùi chứng khó tiêu.
  • Hỗ trợ chức năng tuyến giáp: Hàm lượng selen trong 100 g thịt vịt là khoảng 14 miligam. Selenium rất cần thiết cho việc điều chỉnh các quá trình enzyme khác nhau trong cơ thể. Hơn nữa, khoáng chất này hỗ trợ chức năng tuyến giáp, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tuyến giáp khi mang thai.

Những lưu ý khi ăn thịt vịt sau sinh

Bà đẻ nên ăn thịt vịt không?

Bà đẻ sau sinh cần ăn thịt vịt đúng thời điểm

Thịt vịt có tính hàn mạnh, trong khi cơ thể người mẹ sau sinh lại chưa hồi phục hoàn toàn sau quá trình sinh nở. Chính vì vậy, các mẹ cần ăn thịt vịt đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Các mẹ bỉm vẫn cần lưu ý một số điều sau đây khi ăn thịt vịt sau sinh nhé:

  • Mẹ sinh thường có thể ăn thịt vịt khoảng 1 tháng sau khi sinh với lượng ăn không quá 2 – 3 bữa/tuần. Đối với người mẹ sinh mổ, nên ăn thịt vịt từ khoảng tháng thứ 2 sau khi sinh với lượng ăn không quá 1 – 2 bữa/tuần.
  • Chỉ nên ăn thịt vịt phần nạc, hạn chế tối đa ăn da bởi trong da có chứa nhiều cholesterol xấu có hại cho cơ thể và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe tim mạch.
  • Khi nấu thịt vịt, mẹ cũng nên nêm ít gia vị, nấu chín kỹ. Một số món ăn chế biến từ thịt vịt mà mẹ sau sinh nên ăn tại nhà như cháo vịt đậu xanh, vịt hầm hạt sen, thịt vịt luộc, thịt vịt hấp,…
  • Đối với những chị em có tiền sử bệnh gout, bệnh thận, hệ tiêu hóa kém,… nên hạn chế ăn thịt vịt.
  • Thịt vịt nên được chế biến kỹ, tuyệt đối không ăn các món ăn sống như gỏi, tiết cạnh vịt, đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi.

Dù sinh thường hay sinh mổ đều khiến mẹ bầu hao hụt lượng máu lớn. Nếu không được bổ sung sắt và các thành phần tạo máu kịp thời có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe mẹ và cả trẻ sơ sinh. Mẹ sau sinh đặc biệt những mẹ cho con bú cần bổ sung sắt đúng đủ mỗi ngày. Ăn các thực phẩm giàu sắt kết hợp uống viên sắt cho mẹ sau sinh đúng cách sẽ giúp mẹ phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt tối ưu trong giai đoạn này.

Viên sắt và axit folic cho mẹ sau sinh

Viên sắt và axit folic cho mẹ sau sinh – hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt 

Mong rằng các mẹ đã giải đáp được bà đẻ nên ăn thịt vịt không sau khi tham khảo bài viết trên. Bà đẻ sau sinh nhất là các mẹ đã cho con bú cần ăn uống cân đối, kết hợp ăn thêm các món ăn lợi sữa giúp sữa mẹ luôn dồi dào, ướt áo, sánh đặc. Chúc mẹ mau hồi phục và sữa mẹ luôn dồi dào. 

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36