(07/01/2022)
Nước mía có thể cung cấp cho mẹ bầu nhiều vitamin và khoáng chất có lợ cho sức khỏe thai kỳ. Uống nước mía khi mang thai không chỉ nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu mà còn hỗ trợ thai nhi có thể phát triển tốt hơn. Bà bầu uống nước mía khi nào thì tốt? Tìm hiểu thời điểm và giai đoạn uống nước mía mang lại nhiều lợi ích nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu.
Để biết bà bầu uống nước mía khi nào thì tốt, bổ sung được nhiều dinh dưỡng lại không tạo thành bất kỳ một các hại nào đối với sức khỏe bà bầu và thai nhi chúng ta sẽ cùng nhau khám phá nội dung tiếp theo của bài viết.
Bà bầu có thể uống nước mía từ tháng thứ mấy của thai kỳ?
Mẹ bầu có thể uống nước mía trong mọi giai đoạn của thai kỳ
Mẹ bầu có thể uống nước mía trong mọi giai đoạn của thai kỳ, từ khi bắt đầu mang thai đến khi sinh nở. Tuy nhiên, tùy vào mỗi giai đoạn của thai kỳ, mẹ bầu chỉ nên uống một lượng nước mía phù hợp nhất định.
Cụ thể như:
Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu bị ốm nghén, thường xuyên nôn mửa, không bổ sung được đủ dinh dưỡng, năng lượng cần thiết và làm tăng nguy cơ mất nước gây rối loạn điện giải rất nguy hiểm. Giai đoạn này mỗi ngày mẹ bầu có thể uống 150ml nước mía mỗi ngày để bổ sung nước, chất điện giải, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe thai kỳ. Ngoài ra mẹ bầu bị ốm nghén có thể hòa thêm 5ml nước cốt gừng hoặc đập dập 1 nhánh gừng cho vào nước mía giúp giảm tình trạng buồn nôn rất hiệu quả.
Mẹ bầu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối có thể uống 200ml nước mía mỗi ngày. Tuy nhiên, để giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, 3 bầu 3 tháng giữa mỗi tuần chỉ nên uống nước mía khoảng 3 – 4 lần. Mẹ bầu tháng thứ 7, 8 có thể uống nhiều hơn, khoảng 4 – 5 lần mỗi tuần. Riêng mẹ bầu tháng thứ 9 cũng có thể uống nước mía hàng ngày nhưng không quá 400ml/ngày. Những mẹ bầu bị tiểu đường, thừa cân không nên uống nước mía để có thể kiểm soát đường huyết và cân nặng tốt hơn, tránh gặp biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe thai kỳ.
Bà bầu nên uống nước mía vào lúc nào trong ngày?
Không dùng nước mía để uống các viên vitamin bà bầu như sắt, canxi, DHA
Mẹ bầu có thể uống nước mía vào buổi trưa hoặc chiều, không nên uống nước mía vào sáng sớm hoặc buổi tối để tránh bị lạnh bụng gây cảm giác nôn nao, khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ, khiến mẹ thêm mệt mỏi. Mẹ bầu cũng không nên dùng nước mía để uống các viên vitamin bà bầu như viên sắt và axit folic, canxi, DHA vì thức uống này có thể gây cản trở hấp thụ dưỡng chất có trong các viên uống. Cùng với đó vitamin và khoáng chất trong nước mía cũng bị giảm hấp thụ, không mang lại hiệu quả bổ sung dưỡng chất, nâng cao sức khỏe tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi.
Thay vào đó mẹ nên uống vitamin bà bầu với nhiều nước lọc để tăng khả năng hấp thụ, giảm lắng cặn dạ dày. Riêng viên sắt và axit folic cho bà bầu có thể uống cùng nước ép trái cây giàu vittamin C như nước cam, chanh,… để tăng khả năng hấp thụ. Nước mía mẹ bầu có thể uống vào một thời điểm khác, khi thấy khát và cách thời điểm uống vitamin bà bầu 1 – 2 giờ.
Nước cam ép giúp tăng khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể
Bên cạnh nước mía, một số loại đồ uống khác cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thai kỳ mà bà bầu không nên bỏ qua. Trong đó có thể kể tới một số loại nước uống tiêu biểu sau đây:
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu bà bầu uống nước mía khi nào thì tốt, cách uống nước mía và một số loại nước ép tốt cho sức khỏe thai kỳ. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết mẹ bầu đã biết cách uống nước mía mang lại hiệu quả tốt nhất cũng như lựa chọn được cho mình một vài loại đồ uống yêu thích, có lợi cho sức khỏe thai kỳ.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ