Trang chủ » Mẹ bầu thường bị nghén khi mang thai vào tháng thứ mấy?

Mẹ bầu thường bị nghén khi mang thai vào tháng thứ mấy?

(29/06/2022)

Nghén là hiện tượng đa số mẹ bầu thường gặp phải khi mang thai và luôn mong muốn tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mẹ bầu thường bị nghén khi mang thai vào tháng thứ mấy.

Rate this post

Mẹ bầu thường bị nghén khi mang thai vào tháng thứ mấy?

Nghén được hiểu là những triệu chứng khó chịu ở giai đoạn đầu mang thai, bao gồm: buồn nôn, nôn, đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ,…nhất là nôn, buồn nôn có thể xuất hiện nhiều lần trong ngày. 

Ở câu hỏi mẹ bầu thường bị nghén khi mang thai vào tháng thứ mấy, nghén thường xuất hiện sớm vào tháng thứ 2 thai kỳ, cụ thể tuần thai thứ 5-6. Tình trạng nghén sẽ kéo dài hết 3 tháng đầu, nặng nhất vào tuần thai thứ 9 và thường biến mất khi phôi thai đã ổn định trong buồng tử cung ở thời điểm hết tuần thai 14. Xong, một số trường hợp mẹ sẽ bắt đầu nghén muộn hơn, bắt đầu từ tuần 8-12 và có xu hướng nặng hơn ở những tháng tiếp theo, thậm chí là cả thời gian mang thai. 

Giải đáp nghén khi mang thai vào tháng thứ mấy, mẹ quan tâm thêm một số nguyên nhân tại sao bị nghén khi mang thai, có thể liệt kê như:

  • Bữa sáng ăn ít: cơ thể dễ bị thiếu chất, đặc biệt thiếu năng lượng cho một ngày dẫn đến buồn nôn hoặc biểu hiện khác của nghén.
  • Hormone tăng đột ngột: HCG, estrogen, progesterone tăng sẽ tác động trực tiếp làm tăng axit dịch vị, khiến cơ thể dễ bị trào ngược dạ dày, nôn nghén.
  • Tiền sử bị nghén của bản thân và gia đình: Thai phụ có mẹ hoặc chị gái bị nghén hay lần mang thai đầu từng nghén thì dễ gặp hiện tượng nôn và buồn nôn trong thời gian mang bầu.
  • Khứu giác nhạy cảm: một số mẹ mang thai có khứu giác nhạy cảm hơn nhiều so với người bình thường, bởi vậy dạ dày mẹ cũng sẽ cảm thấy khó chịu và cơn buồn nôn thường xuất hiện sau khi mẹ ngửi thấy mùi nước hoa, xăng, dầu mỡ, đồ ăn,…

Ngoài ra, mẹ sẽ bị nghén nặng hơn ở một số trường hợp như: mang thai lần đầu, quá căng thẳng, sinh đôi hoặc sinh ba, cơ thể yếu, béo phì,…

Mẹ bầu thường bị nghén khi mang thai vào tháng thứ mấy?

Nghén thường bắt đầu xuất hiện từ tuần thai thứ 5-6, vào tháng thứ 2 của thai kỳ

Một số lời khuyên cho mẹ bị nghén khi mang thai nên biết

Bên cạnh tìm hiểu nghén khi mang thai vào tháng thứ mấy, sau đây sẽ là lời khuyên giảm thiểu giúp giảm thiểu tình trạng này.

Giảm nghén khi mang thai- súc miệng khi nước bọt tiết quá nhiều

Phụ nữ mang thai không nên nuốt quá nhiều nước bọt vì hành động này có thể làm tăng các triệu chứng của nôn nghén. Nhổ nước bọt và súc miệng thường xuyên là một trong những giải pháp mẹ nên làm sẽ giúp giảm nghén khi mang thai. Mẹ bầu có thể pha nước với 1 thìa cà phê soda để súc miệng giúp bảo vệ răng không bị bào mòn bởi axit dạ dày.

Mẹ bầu thường bị nghén khi mang thai vào tháng thứ mấy?

Mẹ nên nhổ nước bọt và súc miệng thường xuyên sẽ giảm thiểu tình trạng nghén khi mang thai

Lựa chọn sản phẩm bổ sung phù hợp, dễ uống cho mẹ bị nghén

Thời gian mang thai mẹ nên kết hợp chế độ ăn với việc sử dụng thêm sản phẩm bổ sung sắt, canxi, axit folic, DHA, Prenalen bầu,… để bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết cũng như hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý lựa chọn viên uống phù hợp, nhất là sắt có mùi tanh khó chịu và dễ gây buồn nôn. Sắt ở dạng muối vô cơ thì thường khó hấp thụ và tanh hơn so với sắt ở dạng hữu cơ. Do đó, mẹ nên tìm hiểu, ưu tiên sử dụng sắt hữu cơ dễ uống dễ hấp thụ, bổ sung đúng cách theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để đạt hiệu quả cao.

Mẹ bầu thường bị nghén khi mang thai vào tháng thứ mấy?

Viên sắt Chela Ferr Forte và Prenalen hỗ trợ tăng cường đề kháng cho mẹ bầu – nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Biện pháp cụ thể cải thiện bị nghén khi mang thai

Một số lời khuyên cụ thể khác giúp mẹ cải thiện tình trạng nghén khi mang thai có thể liệt kê như:

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, ăn sáng đầy đủ và ngoài ăn 3 bữa chính thì nên ăn thêm nhiều bữa nhỏ.
  • Ăn nhiều thực phẩm khô, đơn giản như gạo trắng, khoai tây nướng, bánh mì nướng,…cũng góp phần giảm bớt triệu chứng nôn nghén.
  • Tránh thực phẩm và mùi gây buồn nôn, hạn chế ăn đồ cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, nên tích cực ăn thực phẩm chứa nhiều protein, chất xơ và vitamin.
  • Mút kẹo cứng và cố gắng uống thành ngụm nhỏ ít nhất 2 lít chất lỏng mỗi ngày (bao gồm canh rau, nước, đồ uống giải khát,…).
  • Ngửi gừng hoặc chanh, có thể uống ít nước chanh sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn.
  • Giữ không khí trong phòng thông thoáng, dễ thở hoặc dành thời gian đi ra ngoài hít thở không khí trong lành.
  • Tập thể dục, đi bộ, đạp xe nhẹ nhàng hay tập các bài yoga với tư thế phù hợp giúp tinh thần thư giãn, sức khỏe nhờ đó cũng được nâng cao.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya và hạn chế tối đa căng thẳng, stress.

Bài viết trên đã giúp mẹ tìm hiểu mẹ bầu thường bị nghén khi mang thai vào tháng thứ mấy và một số lời khuyên giúp mẹ giảm nghén. Mẹ nên lựa chọn sử dụng viên uống phù hợp, đặc biệt là sắt, mẹ thắc mắc bầu mấy tháng thì uống sắt, tốt nhất mẹ nên uống trước khi mang thai ít nhất 1 tháng. Chúc mẹ sớm ngày chấm dứt tình trạng ốm nghén, có thai kỳ khỏe mạnh và đón con yêu chào đời thành công!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn