(03/11/2020)
Tình trạng thiếu sắt khi mang thai diễn ra rất phổ biến. Vậy bà bầu thiếu sắt có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục như thế nào? Tìm hiểu và vai trò của sắt đối với bà bầu và thai nhi trong toàn bộ thai kỳ.
Theo thống kê của WHO có đến 30% dân số thiếu máu, trong đó, tỷ lệ thiếu máu nhược sắt chiếm đa số. Phụ nữ và trẻ em là những đối tượng bị thiếu máu đông đảo nhất. Thiếu máu ở phụ nữ mang thai là vấn đề cộng đồng được rất nhiều quốc gia quan tâm.
Khảo sát của Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho thấy có đến 36.8% bà bầu ở Việt Nam bị thiếu máu thai kỳ. Trong đó có đến 75% bà mẹ bị thiếu máu nhược sắt.
Phụ nữ mang thai có nồng độ Hb < 11mg/dl thì bị coi là thiếu máu thai kỳ. Thiếu máu nhược sắt là tình trạng nồng độ sắt trong máu không đủ sản xuất đủ hemoglobin, 1 protein quan trọng có trong hồng cầu. Vì thế, duy trì nồng độ hemoglobin trong giới hạn cho phép là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe bà bầu và thai nhi.
Tỷ lệ thiếu máu nhược sắt chiếm 75% bà bầu thiếu máu
Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu nhược sắt gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe bà bầu. Tình trạng này còn gây ra nhiều hậu quả xấu cho thai nhi từ trong thai kỳ và sau khi chào đời.
Nguy cơ đối với thai nhi
Những bà bầu bị thiếu máu nhược sắt sẽ sinh ra những đứa trẻ bị thiếu máu bẩm sinh. Các em bé này đa số bị sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng bẩm sinh. Thậm chí có những bà bầu còn bị suy thai. Hậu quả tai hại là những đứa trẻ sinh ra không đủ sức khỏe và trí tuệ để phát triển bình thường.
Thiếu sắt khiến quá trình hình thành myelin của trẻ bị khiếm khuyết. Trẻ có thể bị thiểu năng trí tuệ hoặc bị suy giảm khả năng ghi nhớ, nhận biết kiến thức trong quá trình học tập. Bà bầu bị thiếu máu nhược sắt cũng đối diện với nguy cơ sinh ra những đứa trẻ bị mắc bệnh tim mạch.
Bà bầu thiếu máu nhược sắt sinh ra những đứa trẻ thiếu máu bẩm sinh
Bà bầu thiếu máu khiến tế bào tại một số cơ quan bị thiếu dưỡng khí. Tình trạng này xả ra tại não hay tim sẽ gây ra những hậu quả rất nhiêm trọng cho bà mẹ và thai nhi. Trong gia đoạn đầu tiên của thai kỳ mẹ dễ bị sảy thai, thai lưu. Giai đoạn giữa bà bầu thiếu máu phải đối mặt với nguy cơ dễ mắc bệnh huyết áp thai kỳ, bong nhau non, nhau tiền đạo. Giai đoạn cuối bà bầu có thể bị tiền sản giật, vớ ối sớm. Giai đoạn sau sinh nở mẹ lại có thể bị nhiễm trùng hậu sản, băng huyết.
Để sớm phát hiện tình trạng thiếu máu nhược sắt, bà bầu phải tiến hành xét nghiệm thai sản vào tuần 12 và 20. Ngoài ra mẹ bầu cũng có thể căn cứ vào một số dấu hiệu để nhận biết.
Dấu hiệu nhận biết bà bầu thiếu máu nhược sắt
Các dấu hiệu cho thấy bà bầu thiếu sắt rất dễ nhận biết
Cách khắc phục tình trạng thiếu máu nhược sắt của bà bầu
Cách khắc phục thiếu máu nhược sắt ở bà bầu hiệu quả nhất là kết hợp chế độ dinh dưỡng giàu sắt, uống thuốc bổ máu và nghỉ ngơi hợp lý. Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất bà bầu có thể chỉ cần bổ sung sắt bằng thực phẩm giàu sắt. Từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, bà bầu bắt buộc phải uống sắt và axit folic cho bà bầu. Liều lượng sắt cần bổ sung phụ thuộc vào giai đoạn của thai kỳ và tình trạng thiếu máu thiếu sắt của mẹ.
Để xác định chính xác hàm lượng sắt bà bầu phải bổ sung, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm thai kỳ. Bà mẹ mang thai phải tuân thủ đúng chỉ định bác sĩ đã hướng dẫn. Tuyệt đối không được phép tự ý tăng hay giảm liều lượng, ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu bà bầu thiếu sắt có nguy hiểm không? Mong rằng sau khi tham khảo bài viết, các mẹ bầu đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của sắt cũng như quá trình bổ sung sắt. Khi mang thai, tất cả các bà mẹ đều phải bổ sung thêm thuốc sắt tốt cho bà bầu.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ