Trang chủ » Bà bầu thiếu máu không thiếu sắt phải làm gì?

Bà bầu thiếu máu không thiếu sắt phải làm gì?

(24/01/2021)

Có nhiều loại thiếu máu thai kỳ, phổ biến nhất là thiếu máu thiếu sắt. Bà bầu thiếu máu không thiếu sắt ít gặp hơn, điều trị cũng gặp khó khăn hơn. Tìm hiểu cách điều trị cho các bà bầu thiếu máu không phải do thiếu sắt.

5 (100%) 2 votes

Những trường hợp bà bầu thiếu máu không thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt là dạng thiếu máu phổ biến nhất trong thai kỳ. Tuy nhiên, ngoài thiếu máu thiếu sắt, bà bầu cũng có thể mắc các chứng bệnh thiếu máu không thiếu sắt sau đây:

Thiếu máu do thiếu axit folic

Thiếu axit folic làm tăng khả năng trẻ bị khuyết tật ống thần kinh, giảm khả năng sản xuất hồng cầu mới và DNA và là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Thiếu máu do thiếu axit folic xuất hiện ở 0.5 – 1.5% phụ nữ mang thai. Thiếu máu hồng cầu khổng lồ chỉ xuất hiện khi mức độ thiếu axit folic đạt mức vừa hoặc nghiêm trọng.

Thiếu máu do thiếu axit folic khiến bà bầu bị:

  • Suy giảm miễn dịch
  • Mắc các bệnh lý ở bánh nhau
  • Nhau tiền đạo

Thiếu máu do thiếu axit folic có thể khiến thai nhi bị:

  • Dị tật ống thần kinh
  • Gai đôi cột sống
  • Thoát vị não
  • Thai  vô sọ
  • Chẻ vòm hầu
  • Tử vong chu sinh

Bà bầu thiếu máu không thiếu sắt phải làm gì?

Thiếu máu do thiếu axit folic làm tăng khả năng trẻ bị khuyết tật ống thần kinh

Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm

Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm cũng là một trong các loại bệnh lý bà bầu thiếu máu không thiếu sắt. Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm gây ra chứng thiếu máu tan máu mãn tính. Đồng thời, hồng cầu lưỡi liềm khiến mạch bị tắc và tan máu, gây ra các cơn đau nghiêm trọng ở bà bầu. Đây còn là nguyên nhân gây ra các chứng:

  • Nhiễm trùng ở bà bầu
  • Tăng huyết áp thai kỳ
  • Suy tim
  • Nhồi máu ở phổi
  • Thai nhi chậm phát triển
  • Sinh thiếu tháng
  • Suy dinh dưỡng

Bà bầu thiếu máu không thiếu sắt phải làm gì?

Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm gây ra chứng thiếu máu tan máu mãn tính

Bệnh thiếu máu Hb SC

Người bị thiếu máu Hb SC tương tự như bệnh hồng cầu lưỡi liềm nhưng ít nghiêm trọng hơn, một số bệnh nhân thậm chí còn có Hb ở mức bình thường. Bà bầu bị thiếu máu Hb SC có đặc điểm của bệnh hồng cầu lưỡi liềm hoặc có các hồng cầu hình lưỡi liềm.

Bệnh thiếu máu Hb SC có thể khiến mẹ bầu bị nhồi máu phổi. Những ảnh hưởng đến thai nhi rất hạn chế, nghiêm trọng nhất là khiến thai chậm phát triển.

Bệnh Alpha-thalassemia

Ở bà bầu có thể không có những biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên nếu là sinh đôi cùng trứng thì có thể gây ra phù thai và thai chết lưu ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

Bệnh beta-thalassemia tế bào lưỡi liềm

Bệnh beta-thalassemia tế bào lưỡi liềm tương tự như bệnh Hb SC nhưng lành tính hơn và ít gặp hơn.

Bà bầu thiếu máu không thiếu sắt phải làm gì?

Các trường hợp bà bầu thiếu máu không thiếu sắt sẽ có những phương pháp điều trị riêng phù hợp với từng người.

Điều trị thiếu máu do thiếu axit folic ở bà bầu

  • Bổ sung axit folic 1mg 2 lần/ngày
  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm có chứa axit folic
  • Thiếu máu hồng cầu khổng lồ thể nặng phải kiểm tra tủy xương và nằm viện điều trị nếu có chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bệnh hemoglobin trong thai kỳ

Tất cả các các bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, Hb SC, Alpha-thalassemia, beta-thalassemia tế bào lưỡi liềm được gọi chung là bệnh thiếu máu hemoglobin thai kỳ. Cách điều trị cụ thể với từng bệnh như sau:

– Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm:

  • Dùng kháng sinh phổ rộng khi bị nhiễm trùng
  • Truyền dịch, tiêm giảm đau khi có các cơn đau do nghẽn mạch
  • Tiêm chủng, bổ sung axit folic và hydroxyurea để có thể duy trì sức khỏe
  • Ghép tế bào gốc tạo máu

– Bệnh thiếu máu Hb SC: Điề trị tương tự như với bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm nếu nghiêm trọng.

–  Alpha-thalassemia, beta-thalassemia:

  • Không phát bệnh: Không điều trị
  • Truyền hồng cầu kết hợp hoặc không kết hợp thải sắt
  • Lá lách quá to: Cắt lá lách
  • Ghép tế bào gốc cùng loài trong trường hợp đủ điều kiện.

Bà bầu thiếu máu không thiếu sắt phải làm gì?

Bà bầu thiếu máu không thiếu sắt có được uống sắt hay không cần có chỉ định của bác sĩ

Bà bầu thiếu máu không thiếu sắt có được uống viên sắt hay không cần có chỉ định của bác sĩ. Bà bầu cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất. Tuyệt đối không tự mình thay đổi phương án điều trị để không gây nguy hiểm cho thai kỳ.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn