Trang chủ » Bà bầu sắp sinh có nên ăn rau ngót không?

Bà bầu sắp sinh có nên ăn rau ngót không?

(04/08/2022)

Thành phần dinh dưỡng của rau ngót có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe thai kỳ như sắt, canxi, vitamin C, chất xơ,…. Tuy nhiên không phải bà bầu nào cũng được ăn rau ngót, loại rau này được khuyến khích sử dụng cho mẹ sau sinh nhưng bà bầu 3 tháng đầu lại phải kiêng ăn. Vậy bà bầu sắp sinh có nên ăn rau ngót không?

5 (100%) 6 votes

Rau ngót có giá trị dinh dưỡng cao

Thành phần dinh dưỡng của rau ngót bao gồm:

  • Rau ngót có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, protein, chất điện giải gấp đôi rau muống.
  • Đối với bà bầu rau ngót có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu với thai kỳ như kali, magie, vitamin nhóm B, sắt và canxi,…
  • Rau ngót có chứa một hàm lượng lớn chất xơ, giúp tăng cường tiêu hóa, ngăn ngừa và cải thiện táo bón – vấn đề tiêu hóa rất phổ biến đối với phụ nữ mang thai.
  • Các axit amin và các vi chất dinh dưỡng khác cũng rất tốt cho quá trình hình thành và phát triển của thai nhi.
  • Theo Đông y rau ngót có tính hàn, giúp giải nhiệt và có thể dùng cho cả trẻ nhỏ và người lớn

Bà bầu sắp sinh có nên ăn rau ngót không?

Rau ngót có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho mẹ sau sinh và người không mang bầu

Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng rau ngót cũng có một số tác dụng phụ như:

  • Bà bầu trong giai đoạn đầu của thai kì không nên ăn rau ngót. Đặc biệt không nên uống nước ép từ rau ngót
  •  Khi nấu cùng các thực phẩm giàu canxi như trứng, tôm, cua, bông cải xanh,… glucocorticoid sẽ gây cản trở hấp thụ canxi và phốt pho, lâu ngày có thể hình thành sỏi thận.

Bà bầu sắp sinh có nên ăn rau ngót không?

Bà bầu sắp sinh không nên ăn rau ngót để tránh bị sinh non. Trong rau ngót có chứa papaverin, có tác dụng kích thích cơ trơn tử cung co thắt, thúc đẩy quá trình chuyển dạ sớm hơn thời gian dự kiến sinh. Ngoài ra, rau ngót cũng có chứa nhiều chất xơ, nếu ăn nhiều cũng sẽ khiến mẹ bầu bị chướng bụng, đầy hơi. Sắp sinh nở cơ thể nặng nề, lại thêm chứng chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, căng thẳng, thường xuyên cáu gắt, khó ngủ,… không có lợi cho sức khỏe trong giai đoạn chuẩn bị sinh nở.

Bà bầu sắp sinh có nên ăn rau ngót không?

Bà bầu sắp sinh không nên ăn rau ngót để tránh bị sinh non

Dược thư Việt Nam khuyến cáo rau ngót không dùng cho phụ nữ mang thai có tiền sử sảy thai, sinh non, những bà bầu thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm trong mọi giai đoạn của thai kỳ. Những mẹ bầu có sức khỏe, thể trạng bình thường có thể ăn rau ngót trong tam cá nguyệt thứ 2 (tháng thứ 4, 5, 6) với một lượng vừa phải và phải được nấu chín. Đồng thời mẹ bầu ăn rau ngót cũng cần lưu ý chọn loại rau sạch, không có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để tránh bị ngộ độc gây nguy hiểm cho sức khỏe thai kỳ.

Mẹ chỉ nên ăn rau ngót ở giai đoạn sau sinh. Kinh nghiệm dân gian cũng thường sử dụng nước rau ngót sống cho phụ nữ sau sinh, người bị sảy thai hay nạo phá thai để loại bỏ hết nhau thai còn sót, làm sạch tử cung, phòng ngừa nhiễm trùng, băng huyết.

Bà bầu sắp sinh nên làm gì?

Dân gian ta có câu “Người chửa cửa mả” để nói về sự nguy hiểm của người phụ nữ trong quá trình mang thai, sinh nở. Luôn giữ gìn sức khỏe tốt là một trong những cách hiệu quả nhất để giúp mẹ bầu mang thai, vượt cạn an toàn, thai nhi phát triển khỏe mạnh, toàn diện ngay từ trong bụng và sau khi chào đời.

mẹ bầu sắp sinh uống sắt và canxi

Bà bầu sắp sinh cần uống viên sắt và canxi đều đặn mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ

Dưới đây là một số điều mẹ nên làm trong giai đoạn sắp sinh:

  • Thường xuyên vận động: Mẹ bầu có thể đi bộ, bơi lội, squat, yoga, kegel, các động tác làm săn chắc cơ đùi (khi sinh con cơ đùi phải chịu lực tác động rất lớn). Mỗi ngày tập luyện khoảng 30 phút giúp giảm các cơn đau xương và giãn cơ từ từ. Nhờ đó sản phụ sẽ bớt đau, không mất quá nhiều sức, sinh nở thuận lợi hơn.
  • Tránh căng thẳng: Các tín hiệu căng thẳng, stress của mẹ sẽ tác động tới hệ thần kinh của thai nhi, ảnh hưởng tới sự phát triển trí não và gây suy dinh dưỡng bào thai. Đồng thời stress còn làm tăng nguy cơ viêm âm đạo, tiền sản giật,… ở bà bầu.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ chất xơ, chất đạm, chát béo, tinh bột. Các loại rau có lá màu xanh đậm,  trái cây tươi, tôm, cua, thịt đỏ, trứng,sữa, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, hạt và quả hạch có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu với thai kỳ như sắt, axit folic, canxi, DHA, vitamin A, B, C, D, E,…. rất cần thiết cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Giai đoạn cuối thai kỳ ngoài việc tìm hiểu gần ngày sinh không nên ăn gì thì mẹ bầu có thể ăn những thực phẩm hỗ trợ chuyển dạ, dễ sinh thường như: Uống nước rau húng quế,, tía tô, dứa ép, dừa tươi hoặc nước dừa ấm; ăn rau khoai lang, mè đen, cà tím, các món có chứa nhiều tinh bột, đường.
  • Uống viên sắt, canxi đầy đủkết hợp chế độ ăn khoa học để ngăn ngừa thiếu máu, loãng xương, tăng khả năng miễn dịch, phòng ngừa biến chứng thai sản có thể xảy ra trong quá tình sinh nở và hậu sản.

Bà bầu sắp sinh không nên ăn rau ngót, và tuyệt đối không ăn rau ngót sống hay uống nước rau ngót để tránh bị sinh non. Sau sinh, nước rau ngót sống, canh rau ngót lại là bí quyết giúp sản phụ nhanh chóng đẩy ra ngoài nhau thai còn sót lại trong tử cung. Nhờ đó có thể làm sạch tử cung nhanh chóng, ngăn ngừa nhiễm trùng, băng huyết sau sinh.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn