Trang chủ » Bà bầu ngủ ngáy có sao không?

Bà bầu ngủ ngáy có sao không?

(21/06/2024)

Khi mang thai, rất nhiều mẹ bầu gặp tình trạng ngáy ngủ. Mặc dù đây phần lớn được coi là sự rối loạn bình thường trong thai kỳ tuy nhiên ngáy ngủ cũng có thể là biểu hiện của một số vấn đề sức khỏe. Vậy bà bầu ngủ ngáy có sao không? Có gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi không?

Rate this post

Ngáy là một âm thanh phát ra trong khi ngủ do cản trở sự chuyển động của không khí trong qúa trình thở. Ngáy ngủ là tình trạng vừa ngủ vừa phát ra âm thanh gây ồn ào trong vô thức. Là hiện tượng luồng khí mà một người hít vào khi đang ngủ, đi qua một vùng hẹp ở đường hô hấp, sẽ tác động làm cho niêm mạc các mô xung quanh rung lên tạo nên một âm thanh gọi là tiếng ngáy.

Nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ ngáy ở bà bầu

Theo các bác sĩ, tình trạng ngáy ngủ đột nhiên xuất hiện trong khi mang thai dù trước đó mẹ bầu không có là khá phổ biến. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng ngáy ngủ ở mẹ bầu:

  • Mẹ bầu tăng cân: Do tăng cân nặng khi mang thai và tử cung mở rộng khiến cơ hoành của mẹ bầu bị nâng lên từ đó đường hô hấp trở nên hẹp hơn trước dẫn đến tình trạng ngáy ngủ.
  • Lưu lượng máu tăng ở bà bầu: Trong thai kỳ, để hỗ trợ cho thai nhi phát triển đồng nghĩa với lưu lượng máu trong cơ thể mẹ cũng tăng lên. Việc này có thể khiến đường thở của mẹ bị hẹp, niêm mạc mũi sưng gây tắc nghẽn khiến mẹ bầu thở bằng mũi trở nên khó khăn hơn. Điều này có thể xảy ra trầm trọng hơn khi mẹ bầu nằm ngủ, gây nên tình trạng ngáy khi ngủ.
  • Nội tiết tố thay đổi: Bà bầu ngáy ngủ có thể do lượng hormone trong cơ thể thay đổi. Khi mang thai nhiều hormone sẽ tăng cao hơn trước, sự bài tiết của các tuyến trong khoang mũi cũng tăng lên trong khi giãn nở của khoang mũi sẽ nhỏ lại dẫn đến đường thở sẽ hẹp hơn. Điều này khiến các bà bầu phải thở bằng miệng và âm thanh ngủ ngáy phát ra.

Bà bầu ngủ ngáy có sao không?

Ngủ ngáy dù chỉ là dấu hiệu tạm thời trong thời gian mang thai nhưng bà bầu cũng cần phải thận trọng với tình trạng này. Theo kết quả của các nghiên khoa học, bà bầu ngủ ngáy thường có nguy cơ bị huyết áp cao, mệt mỏi, tiền sản giật và con sinh ra nhẹ cân cao hơn!

Bệnh tiểu đường

Một trong những đáng lo ngại cho mẹ bầu ngủ ngáy chính là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với những mẹ không ngủ ngáy. Bởi khi người mẹ không nạp đủ oxy trong thời gian ngủ sẽ làm thay đổi quá trình biến dưỡng glucose.

Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Vì đường mũi bị tắc nghẽn nên phải thở bằng đường miệng, điều này khiến các mẹ dễ bị thức giấc làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ của mẹ, bởi ngủ ít và không sâu giấc sẽ khiến mẹ càng mệt mỏi hơn.

Bà bầu ngủ ngáy có sao không?

Mẹ bầu ngủ ngáy làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Thai nhi bị thiếu oxy

Bà bầu nên biết rằng ngủ ngáy có khả năng gây ra tình trạng tạm ngừng thở khi ngủ. Điều này không có gì nghiêm trọng đối với người bình thường nhưng đối với mẹ bầu nó lại rất nguy hiểm, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ và những mẹ bầu thừa cân.

Nếu tình trạng ngưng thở kéo dài và xảy ra thường xuyên sẽ khiến huyết áp của mẹ tăng cao làm ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu từ nhau thai đến thai nhi làm cho bé bị thiếu oxy.

Kiềm hãm sự phát triển của thai nhi

Ngủ ngáy khiến lượng oxy và máu thai nhi được cung cấp ít hơn khi mẹ ngủ. Điều này khiến quá trình sinh trưởng và phát triển của thai nhi bị hạn chế và làm cho em bé chậm phát triển hơn.

Cao huyết áp và tiền sản giật

Ngáy ngủ thường xuyên có liên quan đến cả việc tăng huyết áp khi mang thai và tiền sản giật. Tiền sản giật là khi tình trạng huyết áp cao bắt đầu trong thai kỳ và dẫn đến các biến chứng về sức khỏe.  Khi tăng huyết áp sẽ làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến thai nhi thông qua nhau thai có thể bị tổn hại làm ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của bé. Nếu mẹ bầu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nguy cơ tiền sản giật, sinh non và con sinh ra nhẹ cân hơn.

Trầm cảm trong thai kỳ

Những người mắc chứng ngáy ngủ dai dẳng khi mang thai có thể đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao hơn của chứng trầm cảm trước khi sinh. Các triệu chứng trầm cảm bắt đầu trong thai kỳ như cảm giác buồn bã, lo lắng, mệt mỏi hoặc tuyệt vọng dai dẳng.

Làm sao để giảm tình trạng ngủ ngáy khi mang thai?

Nằm nghiêng khi ngủ

Các bà bầu nên cố gắng nằm nghiêng thay vì là nằm ngửa khi ngủ. Bởi tình trạng ngáy ngủ thường nặng hơn khi nằm ngửa. Do đó, lời khuyên của các chuyên gia là bà bầu nên ngủ nghiêng sang bên trái để cải thiện lưu lượng máu và giảm áp lực lên các cơ quan. Đồng thời cũng làm giảm tình trạng ngáy ngủ.

Kiểm soát cân nặng

Mẹ tăng cân trong thời gian bầu bí là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cần kiểm soát cân nặng trong phạm vi khuyến nghị, mức tăng cân hợp lí là  9 – 11 cân, điều này có lợi cho sự phát triển của bé và giúp mẹ dễ sinh hơn. Việc tăng cân lành mạnh khi mang thai có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề hô hấp, đặc biệt là ngáy ngủ.

Chế độ ăn uống hợp lí

Ngoài việc bổ sung protein từ các thực phẩm có trong cá, trứng, hải sản, thịt… Các mẹ bầu cũng đừng quên bổ sung thêm các loại trái cây và rau quả giàu vitamin,… vào những bữa ăn hàng ngày của mình. Với những vi chất thiết yếu: axit folic, sắt và canxi cho bà bầu… mẹ nên bổ sung đầy đủ qua cả chế độ ăn và viên uống để đảm bảo nhu cầu của cơ thể!

Bên cạnh đó, mẹ nên hạn chế những thực phẩm giàu chất béo, đường và đồ uống có cồn. Thay vào đó hãy cố gắng ăn đa dạng nhiều thực phẩm tốt cho thể trạng của mình mẹ nhé.

Viên sắt và canxi cho bà bầu - Nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu

Viên sắt và canxi cho bà bầu – Nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu

Uống đủ nước

Mẹ bầu mất nước làm tăng tiết chất nhầy đặc trọng miệng và cổ họng gây nên tình trạng ngáy ngủ. Việc mẹ uống đủ nước cơ thể chữa được chứng ngáy ngủ ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên mẹ cần tránh uống nhiều nước trước khi chuẩn bị đi ngủ để tránh tình trạng tiểu đêm.

Ngủ đủ giấc

Mẹ bầu cần ngủ đủ giấc và đều đặn trên giường thoải mái để tránh tình trạng mệt mỏi là điều quan trong để duy trì giấc ngủ. Mẹ cần tuân thủ các thói quen trước khi đi ngủ: Đi vệ sinh trước khi ngủ, không uống nhiều nước trước khi đi ngủ, tránh sử dụng thức uống có chứa caffeine, không sử dụng điện thoại trước khi chuẩn bị ngủ… để tránh tình trạng bị thức giấc, ngủ không sâu giấc. Mẹ có thể tìm hiểu và sử dụng các loại trà giúp bà bầu ngủ ngon hơn.

Bà bầu ngủ ngáy có sao không?

Trà bạc hà giúp bà bầu dễ ngủ và ngủ ngon hơn

Sử dụng nước muối để rửa mũi trước khi ngủ

Nếu tình trạng bị nghẹt mũi thường xuyên gây ngáy ngủ, mẹ có thể rửa mũi bằng nước muối sinh lý trước khi ngủ, việc này giúp làm sạch đường thở, giúp bà bầu thở dễ dàng hơn trong lúc ngủ và hạn chế được tình trạng ngáy ngủ.

Ngoài ra các chuyên gia cũng khuyến cáo các mẹ nên tránh uống rượu và sử dụng một số loại thuốc gây buồn ngủ, không tự ý sử dụng thuốc an thần khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ để tránh những ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Thông qua những dấu hiệu trên, việc bà bầu ngủ ngáy và nghi ngờ mắc chứng ngưng thở khi ngủ kéo dài và thường xuyên thì cần đi khám ngay bởi có trường hợp có thể liên quan đến tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ. Vấn đề này cần được phát hiện sớm và điều tri kịp thời để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra với mẹ và thai nhi. Hy vọng các mẹ sẽ hiểu biết rõ hơn về tình trạng ngáy ngủ và có biện pháp xử lí kịp thời để có một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ nhé.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36