Trang chủ » Bà bầu mệt mỏi buồn nôn làm thế nào để cải thiện?

Bà bầu mệt mỏi buồn nôn làm thế nào để cải thiện?

(27/10/2024)

Theo thống kê, có khoảng từ 50-90% phụ nữ mang thai bị mệt mỏi và buồn nôn, gây ra sự khó chịu không hề nhỏ cho các bà bầu. Vậy khi bà bầu mệt mỏi buồn nôn làm thế nào để cải thiện?

Rate this post

Nguyên nhân khiến mẹ bị mệt và buồn nôn trong thai kỳ

Bà bầu mệt mỏi buồn nôn làm thế nào để cải thiện?

Sự thay đổi hormone thai kỳ có thể làm mẹ khó chịu và nôn ói

Trong quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày, mẹ bầu rất dễ gặp phải các triệu chứng khó chịu và cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn là hiện tượng rất bình thường. Bà bầu mệt mỏi buồn nôn khi mang thai có thể do những nguyên nhân sau đây:

  • Do tăng hormone thai kỳ: Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ sản sinh một lượng lớn hormone progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, làm thức ăn trong dạ dày của mẹ bị đẩy ngược lên thực quản gây buồn nôn.
  • Nhạy cảm về mùi và vị: Nếu mẹ bầu gặp phải sự kích thích về mùi, vị của các loại thực phẩm sống như thịt, cá sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn ói. Sự nhạy cảm với mùi vị quá mức có thể làm cho mẹ bị chán ăn, mất cảm giác thèm ăn.
  • Thiếu máu: Bà bầu mệt mỏi buồn nôn cũng có thể do mẹ bị thiếu máu. Phụ nữ mang thai luôn cần một lượng máu nhiều hơn bình thường để nuôi dưỡng thai nhi. Nếu trong máu không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng tới các cơ quan, khi thay đổi tư thế đột ngột, lượng oxy cung cấp lên não không kịp sẽ gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.
  • Môi trường ngột ngạt và nhiệt độ tăng cao: Mẹ bầu sinh hoạt trong môi trường quá nóng và ngột ngạt có thể dẫn tới buồn nôn. Nhiệt độ cao làm cho các mạch máu giãn ra, gây hạ huyết áp, mệt mỏi, nôn ói.
  • Dấu hiệu sắp sinh: Nhiều mẹ bầu cảm thấy buồn nôn khi mang thai giai đoạn cuối thai kỳ, đây có thể là dấu hiệu báo mẹ sắp sinh.

Cách cải thiện tình trạng bà bầu mệt mỏi buồn nôn 

Hiện tượng bà bầu mệt mỏi buồn nôn có thể được khắc phục với những biện pháp dưới đây, mẹ hãy tham khảo và áp dụng ngay để cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn:

Xây dựng thực đơn ăn uống đủ chất, phù hợp cho mẹ bầu

Bà bầu mệt mỏi buồn nôn làm thế nào để cải thiện?

Mẹ bầu nên tránh ăn các thực phẩm nhiều chất béo, đồ dầu mỡ để không bị buồn nôn

Trong thai kỳ, mẹ nên xây dựng một khẩu phần ăn theo các nguyên tắc sau để giảm triệu chứng bị buồn nôn:

  • Bổ sung rau xanh và trái cây để cung cấp hàm lượng vitamin và khoáng chất đa dạng, nạp thêm đạm qua các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu..
  • Tăng cường thêm sữa chua, váng sữa để hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế cơn ợ hơi và buồn nôn khi mang thai.
  • Tránh ăn cá thực phẩm có mùi và có hương vị kích thích, đồ chiên xào dầu mỡ hay các loại thức ăn đóng hộp.
  • Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo và carbohydrate bởi thực phẩm này có thể gây đầy bụng, buồn nôn.
  • Tránh ăn các thực phẩm lên men, thực phẩm muối chua, tuy nhiên nếu quá thèm mẹ có thể thử một chút.

Thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ và lành mạnh

Bà bầu mệt mỏi buồn nôn làm thế nào để cải thiện?

Dành thời gian ngủ nghỉ giúp cơ thể khỏe mạnh và nạp năng lượng hiệu quả

Chế độ sinh hoạt cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bà bầu. Khi mệt mỏi và buồn nôn, mẹ hãy thực hiện những điều sau:

  • Ngủ đủ giấc và dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý giúp bà bầu bớt mệt mỏi và tránh bị căng thẳng, lo âu.
  • Hạn chế việc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, thay đổi tư thế nằm một cách đột ngột. Thay vào đó mẹ nên thay đổi tư thế chậm rãi và nhẹ nhàng để cơ thể kịp thời thích ứng. Không nên nằm ngửa, thay vào đó hãy nằm nghiêng bên trái với một chiếc gối nhỏ kê đỡ cơ thể.
  • Thay đổi môi trường sinh hoạt ở nơi rộng rãi, thoáng mát, không bí bách và không ẩm thấp.
  • Chọn mặc các bộ quần áo thoải mái, rộng rãi hỗ trợ tăng cường lưu thông máu.
  • Vận động nhẹ nhàng, tập luyện đều đặn với bộ môn yoga bầu, đi bộ để cơ thể linh hoạt và tuần hoàn máu tốt hơn.

Sử dụng gừng tươi 

Một mẹo nhỏ giúp mẹ giảm cảm giác mệt mỏi và buồn nôn là sử dụng gừng tươi. Gừng là thực phẩm có thể giảm cảm giác khó chịu, buồn nôn, bụng cồn cào cho bà bầu, đồng thời giúp mẹ cải thiện sức khỏe tổng thể rất tốt. Mẹ hãy sử dụng trà gừng khi bị mệt hay thấy khó chịu, ốm nghén để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Mệt mỏi và buồn nôn khi mang thai không phải vấn đề hiếm gặp, mẹ bầu không cần quá lo lắng về tình trạng này. Để tăng cường sức khỏe hiệu quả và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt khi mẹ bị mệt, ốm nghén, buồn nôn và không ăn uống được nhiều, mẹ nên sử dụng đều đặn các viên uống sắt, canxi, DHA mỗi ngày với hàm lượng tiêu chuẩn. Những bà bầu bị mệt mỏi, hay bị đau nhức cơ bắp, chóng mặt, tê tay chân thì cần theo dõi xem có phải bà bầu bị thiếu magie và canxi hay không để bổ sung kịp thời.

Viên uống bổ sung magie và b6

Viên uống bổ sung magie và B6 – hỗ trợ giảm mệt mỏi, hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh

Bà bầu mệt mỏi buồn nôn không phải là triệu chứng nguy hiểm, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và trở nên trầm trọng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ hãy áp dụng các biện pháp trên để cải thiện sức khỏe sớm. Trường hợp các bà bầu đang bổ sung vi chất với những viên uống thì cần lưu ý uống magie và sắt cùng lúc được không để sử dụng đúng cách.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36