Trang chủ » Bà bầu mệt mỏi 3 tháng cuối làm thế nào để cải thiện?

Bà bầu mệt mỏi 3 tháng cuối làm thế nào để cải thiện?

(26/10/2024)

Cơ thể người mẹ trong thai kỳ có nhiều sự thay đổi khiến mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi. Ngoài giai đoạn đầu ốm nghén, mẹ còn có thể bị mệt mỏi trong giai đoạn 3 tháng cuối mang thai khi thai nhi ngày càng phát triển lớn hơn. Vậy bà bầu mệt mỏi 3 tháng cuối làm thế nào để cải thiện?

Rate this post

Nguyên nhân bà bầu bị mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối

Bà bầu mệt mỏi 3 tháng cuối làm thế nào để cải thiện?

Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ khiến mẹ bầu mệt mỏi nhiều trong tháng cuối

Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu mệt mỏi 3 tháng cuối thai kỳ, cụ thể:

  • Sự thay đổi hormone trong cơ thể người mẹ đặc biệt mạnh mẽ vào giai đoạn cuối thai kỳ khiến mẹ khó chịu và mệt mỏi hơn.
  • Tình trạng thiếu sắt khi mang thai làm bà bầu chóng mặt, hoa mắt dễ mệt mỏi, tim đập nhanh và da nhợt.
  • Thai nhi phát triển mạnh mẽ những tháng cuối thai kỳ, chèn ép lên phía trên, tử cung của mẹ bầu ép vào cơ hoành và dạ dày khiến mẹ khó khăn trong ăn uống, hay bị nôn, thở chậm, thậm chí khó thở.
  • Bà bầu ngủ không đủ giấc, chất lượng giấc ngủ kém dẫn tới tình trạng mất cân bằng, tâm lý căng thẳng, cáu gắt.
  • Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh hay gặp ở các mẹ bầu, tuy không nguy hiểm và sẽ hết sau sinh nhưng cũng khiến mẹ bị khó chịu, hạ đường huyết, sụt cân, mệt mỏi và gặp nhiều áp lực.

Bà bầu mệt mỏi 3 tháng cuối nên làm gì để cải thiện?

Mệt mỏi khó chịu 3 tháng cuối thai kỳ là trường hợp không hiếm gặp ở các mẹ bầu. Để cải thiện tình trạng này, mẹ hãy tham khảo một số biện pháp cải thiện như sau đây:

Chú ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Bà bầu mệt mỏi 3 tháng cuối làm thế nào để cải thiện?

Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu trong những tháng cuối mang thai

Trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu cần bổ sung thêm khoảng 300 calo mỗi ngày. Mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng với các thực phẩm bổ dưỡng chứa các chất:

  • Sắt và protein để phòng ngừa thiếu máu và tốt cho sự phát triển của thai nhi.
  • Canxi có tác dụng giúp hệ xương-răng phát triển, chắc khỏe.
  • Magie để giảm bớt tình trạng chuột rút, thư giãn cơ bắp.
  • DHA cho sự phát triển trí não.
  • Acid folic giúp phát triển hệ thần kinh, giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.
  • Chất xơ để phòng ngừa táo bón thai kỳ.

Mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất này qua các loại thực phẩm như: thịt đỏ, thịt nạc, rau có màu xanh thẫm, trái cây, đậu nành, sữa và sản phẩm từ sữa, yến mạch, hạnh nhân, quả óc chó, dầu cá, cá béo… Ngoài ra, hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày và tránh ăn các thực phẩm có nhiều dầu mỡ. Mẹ bầu nên uống từ 8-12 ly nước/ngày để tránh bị mất nước, giảm táo bón và chuột rút hay gặp trong giai đoạn này.

Chế độ sinh hoạt của các bà bầu 3 tháng cuối

Chế độ sinh hoạt của bà bầu mệt mỏi 3 tháng cuối nên được điều chỉnh lại với các điều sau:

  • Vận động nhẹ nhàng với các bài tập yoga bầu, đi bộ hay tập kegel làm săn chắc cơ sàn chậu.
  • Tư thế nằm ngủ tốt nhất là nằm nghiêng bên trái với chiếc gối kê giữa 2 chân để nâng đỡ cơ thể.
  • Mang giày đế thấp, thoải mái để tránh bị ngã và giảm tình trạng đau lưng.
  • Khi thấy mệt mỏi, mẹ nên cố gắng chợp mắt hay ngồi xuống và thư giãn.
  • Tránh uống nhiều nước buổi tối để không bị đi vệ sinh nhiều ban đêm, gây mất ngủ.

Những điều mẹ cần tránh khi mang thai 3 tháng cuối

Tới 3 tháng cuối mang thai, bà bầu cần tránh những điều sau để đảm bảo thai kỳ an toàn và không gây ảnh hưởng tới em bé:

  • Tránh tập thể dục với cường độ cao hay làm việc nặng nhọc có thể làm vùng bụng tổn thương.
  • Tránh uống rượu hay dùng đồ uống chứa caffeine, hút thuốc, dùng chất gây nghiện.
  • Tránh ăn đồ ăn sống, cá sống, hải sản hun khói hay các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, sữa chua chưa tiệt trùng, rau mầm, thịt nguội…
  • Tránh tiếp xúc với phân mèo bởi có thể gây nhiễm khuẩn toxoplasmosis.
  • Tránh tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh nhất là thuốc isotretinoin để điều trị mụn trứng cá, acitretin trị bệnh vẩy nến, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) trị bệnh cao huyết áp…

Trong giai đoạn những tháng cuối mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ ngày càng nặng nề và mệt mỏi hơn khi thai nhi đã gần tới ngày chào đời. Mẹ cần đảm bảo bổ sung dinh dưỡng đầy đủ với một chế độ ăn dinh dưỡng, sử dụng đều đặn các viên uống sắt, canxi, DHA với hàm lượng tiêu chuẩn. Với những bà bầu mệt mỏi, hay bị chuột rút, đau nhức cơ bắp, tê bì tay chân thì cần xem có phải bà bầu bị thiếu magie và canxi hay không để bổ sung kịp thời.

Viên uống bổ sung magie và b6

Viên uống bổ sung magie và B6 – hỗ trợ giảm mệt mỏi, hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh

Tình trạng bà bầu mệt mỏi 3 tháng cuối hay xảy ra khiến mẹ khó chịu và có thể cảm thấy kiệt sức. Thực hiện những biện pháp trên sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu và hồi phục năng lượng tốt hơn. Nếu các mẹ đang bổ sung vi chất qua viên uống, hãy lưu ý uống magie và sắt cùng lúc được không để sắp xếp bổ sung cho hợp lý.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36