Trang chủ » Bà bầu khó thở sau khi ăn làm thế nào để cải thiện?

Bà bầu khó thở sau khi ăn làm thế nào để cải thiện?

(09/02/2022)

Mẹ bầu thường bị khó thở sau khi ăn và khi nằm ngủ, khiến cơ thể thường xuyên cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, lâu ngày còn có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Bà bầu khó thở sau khi ăn làm thế nào để cải thiện?

5 (100%) 6 votes

Vì sao bà bầu bị khó thở sau khi ăn?

Bà bầu bị khó thở là hiện tượng phổ biến do những thay đổi bên trong cơ thể khi mang thai để có thể chứa và nuôi dưỡng bào thai. Tình trạng khó thở có thể diễn ra trong suốt thai kỳ nhưng phổ biến hơn vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên và cuối cùng, thường xảy ra khi làm việc nặng, phải đứng, ngồi, di chuyển quá lâu, sau bữa ăn và khi đi ngủ. Bên cạnh các yếu tố sinh lý, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thai kỳ thì hiện tượng bà bầu bị khó thở cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý.

Bà bầu khó thở sau khi ăn làm thế nào để cải thiện?

Mẹ bầu bị khó thở sau khi ăn là do kích thước dạ dày tăng lên, cùng với tử cung chèn ép cơ hoành, cản trở quá trình hô hấp

Nguyên nhân khiến bà bầu khó thở sau khi ăn là gì?

  • Ăn quá nhiều và quá nhanh khiến dạ dày phải chứa một lượng lớn thức ăn và không khí, phình to chèn lên cơ hoành khiến bà bầu bị khó thở.
  • Mẹ bầu bị béo phì sau bữa ăn cơ bụng phải chịu sức ép từ thai nhi, mỡ bụng và thức ăn khiến tình trạng bà bầu bị khó thở khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra bà bầu bị béo phì còn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường,…
  • Stress, căng thẳng, lo âu khiến bà bầu có tâm lý bồn chồn, tim đập nhanh, khó thở,…
  • Mẹ bầu mắc bệnh đường hô hấp khiến đờm, chất nhầy làm cản trở đường hô hấp, mẹ bầu dễ bị hụt hơi, khó thở sau khi ăn. Những mẹ bầu mắc chứng tắc nghẽn phổi, viêm phế quản mạn tính tình trạng khó thở sau ăn sẽ nghiêm trọng hơn.
  • Rối loạn nhịp tim thường xảy ra ở những mẹ bầu mắc bệnh tim mạch với các triệu chứng khó thở, tức ngực, thậm chí là ngất xỉu sau khi ăn.
  • Trào ngược dạ dày thực quản khiến mẹ bầu khó nuốt, ho khan, bụng dưới thắt nghẹt, khó thở sau khi ăn,… do axit dạ dày trào ngược lên thực quản, tràn vào đường dẫn khí khiến chúng bị co lại. Axit dạ dày cũng kích thích các dây thần kinh hô hấp ở dưới cơ thực quản khiến chúng bị thu hẹp cùng với 1 lượng lớn thức ăn, tử cung chèn ép khiến tình trạng khó thở ở bà bầu càng trở nên nghiêm trọng.
  • Thoát vị gián đoạn khiến dạ dày co bóp cạnh ống dẫn thức ăn làm một phần của dạ dày chèn ép vào khoang ngực. Mặc dù tình trạng này hầu hết chỉ là tạm thời nhưng cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị khó thở sau khi ăn vì cơ hoành bị thức ăn trong dạ dày chèn ép.
  • Bà bầu bị thiếu sắt khiến nồng độ hemoglobin trong hồng cầu thấp, không vận chuyển đủ oxy cung cấp cho các cơ quan gây ra tình trạng khó thở, hụt hơi, tim đập nhanh, không thể vận sức khi làm việc, sinh hoạt hàng ngày,… Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng phổ biến ở các thai phụ không uống viên sắt bà bầu và là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị khó thở trong cả thai kỳ.

Bà bầu khó thở sau khi ăn làm thế nào để cải thiện?

Hầu hết tình trạng khó thở sau khi ăn của mẹ bầu đều không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên việc thường xuyên bị khó thở sẽ khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến tâm trạng, chất lượng giấc ngủ, kéo dài cũng sẽ khiến sức khỏe mẹ bầu bị suy giảm. Nhưng chúng ta cũng không thể chấm dứt triệt để tình trạng khó thở ở bà bầu mà chỉ có thể cải thiện phần nào. Vậy bà bầu khó thở sau khi ăn nên làm thế nào để cải thiện?

Cải thiện tình trạng khó thở  sau khi ăn cho bà bầu tại nhà

Điều đầu tiên mẹ bầu cần ghi nhớ là uống viên sắt dành cho bà bầu đều đặn trong toàn bộ thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt gây khó thở. Theo thống kê, có đến 36.8% mẹ bầu Việt Nam bị thiếu máu thiếu sắt nên thường xuyên bị khó thở, sức khỏe suy nhược khi mang thai. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm khác như sảy thai, thai lưu, sinh non, tiền sản giật, sản giật, băng huyết, nhiễm trùng, thai nhi bị dị tật bẩm sinh,…

Bà bầu khó thở sau khi ăn làm thế nào để cải thiện?

Uống viên sắt đều đặn trong toàn bộ thai kỳ

Ngoài ra mẹ bầu cũng cần:

  • Nhai chậm, nhai kỹ khi ăn
  • Nghỉ ngơi trước và sau khi ăn 30 phút, chỉ nên nằm ngủ sau khi ăn 1 – 2 giờ, không nằm xuống ngay sau ăn.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, sau bữa ăn ít nhất 2 giờ
  • Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn
  • Khi bị khó thở thì dừng lại, không nên cố ăn thêm
  • Ăn ít đồ ngọt vì đường có thể khiến bạn mệt mỏi, khó thở hơn
  • Ăn nhiều ra củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, cá nước lạnh
  • Tránh xa khói thuốc lá và các chất kích thích khác

Khi nào mẹ bầu bị khó thở sau ăn cần đi viện?

Triệu chứng khó thở sau khi ăn ở mỗi người là khác nhau. Nếu bà bầu chỉ khó thở nhẹ, không quá khó chịu thì chỉ cần dừng mọi hoạt động lại, nghỉ ngơi ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, buông thõng tay và vai, xoa ngực, hít thở nhẹ nhàng, đều đặn để cải thiện. Nếu mẹ bầu thường xuyên bị khó thở sau khi ăn và có những triệu chứng sau đây thì cần được đi bệnh viện để điều trị ngay:

  • Ngực bị đau tức
  • Chóng mặt, thở khò khè
  • Ớn lạnh, sốt, ho
  • Môi hoặc đầu ngón tay có màu xanh
  • Bàn chân hoặc mắt cá chân bị sưng

Bà bầu khó thở sau khi ăn làm thế nào để cải thiện?

Nếu mẹ bầu thường xuyên bị khó thở sau khi ăn và có những triệu chứng bất thường thì cần đi gặp bác sĩ để được khám và điều trị đúng bệnh, kịp thời

Bà bầu khó thở sau khi ăn hay gặp bất kỳ một vấn đề gì về sức khỏe đều không được tự ý uống thuốc. Mọi loại thuốc điều trị bệnh lý đều có thể tác động trực tiếp đến quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Do đó mẹ bầu chỉ được uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ để không tạo thành tác động tiêu cực đối với sức khỏe và sự phát triển của bé yêu.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn