Trang chủ » Bà bầu ăn hồng khô được không? Lưu ý khi ăn hồng khô trong thai kỳ

Bà bầu ăn hồng khô được không? Lưu ý khi ăn hồng khô trong thai kỳ

(27/03/2021)

Quả hồng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu vẫn ngần ngại khi lựa chọn bổ sung hồng trong khẩu phần ăn. Cùng đọc bài viết để giải đáp giúp mẹ thắc mắc bà bầu ăn hồng khô được không nhé.

5 (100%) 1 vote

Bà bầu ăn hồng khô được không?

Bà bầu ăn hồng khô được không? Lưu ý khi ăn hồng khô trong thai kỳ

Bà bầu ăn hồng khô được không? 

Hồng khô có màu vàng thẫm rất bắt mắt, hương vị thơm ngon. Để nói về giá trị dinh dưỡng của loại quả này, rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để phân tích thành phần của hồng đối với sức khỏe của phụ nữ. Quả hồng chín cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào như chất xơ gấp 2 lần so với các loại quả khác, cùng các loại vitamin và khoáng chất. Vậy bà bầu ăn hồng khô được không? Mẹ bầu ăn hồng không những đảm bảo an toàn, mà còn được cung cấp nguồn dinh dưỡng cho quá trình mang thai như bổ sung sắt cho bà bầu, canxi, magie, axit folic,… Hơn nữa, ăn hồng thường xuyên có thể tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa cảm lạnh, cúm, ho…, đồng thời cũng có dưỡng da, tăng cường lưu thông khí huyết.

Hồng khô mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu, tuy nhiên ăn hồng không đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Mẹ cần biết một số lưu ý nhỏ cho mẹ bầu để mẹ và thai nhi có thể bổ sung dinh dưỡng trọn vẹn từ quả hồng một cách an toàn.

Lưu ý khi ăn hồng khô trong thai kỳ

Bà bầu tránh ăn hồng lúc đói

Bà bầu ăn hồng khô được không? Lưu ý khi ăn hồng khô trong thai kỳ

Mẹ bầu không nên ăn hồng vào lúc đói tránh hại dạ dày

Khi đói bụng, dạ dày sẽ tiết nhiều axit hơn. Khi đó, axit dạ dày kết hợp với các chất như pectin và axit tannic trong quả hồng sẽ tạo chất kết tủa, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Do vậy, mẹ bầu không nên ăn hồng vào lúc đói nhé. Thêm vào đó, bà bầu chức năng tiêu hóa kém hay có vấn đề về dạ dày không nên ăn hồng. Các chất trong hồng gây kết tủa với dịch dạ dày có thể làm gây sỏi, khiến vấn đề tiêu hóa ngày càng nghiêm trọng.

Bà bầu bị tiểu đường nên hạn chế ăn hồng

Bà bầu ăn hồng khô được không? Lưu ý khi ăn hồng khô trong thai kỳ

Mẹ bầu nên uống thêm viên uống bổ sung thay vì chỉ ăn hồng để bổ sung sắt

Hồng là một loại quả rất giàu sắt và axit folic, lại dễ ăn nên mẹ bầu thường ăn rất nhiều trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý rằng hàm lượng đường trong quả hồng khá cao, lại là loại đường dễ hấp thụ. Vì vậy, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên hết sức cẩn thận khi ăn hồng, tránh tình trạng tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và con.

Thay vì chỉ ăn nhiều hồng để bổ sung dưỡng chất cho mẹ bầu, mẹ có thể ăn xen kẽ một vài loại quả khác như quả đào, nho,… Bổ sung đa dạng thực phẩm giàu sắt và axit folic cho mẹ bầu từ thịt đỏ, gan bò, các loại rau xanh thẫm cũng là cách để phòng ngừa thiếu máu ở mẹ bầu. Đặc biệt, nhu cầu sắt của mẹ trong thời gian mang thai tăng gấp đôi bình thường mà thực phẩm không thể đáp ứng đủ. Do vậy, mẹ nên bổ sung thêm sắt từ nguồn thuốc bổ máu cho mẹ bầu hoặc viên uống bổ sung, tránh chỉ bổ sung một nguồn từ quả hồng nhé.

Không ăn hồng với khoai lang hoặc rượu

Bà bầu ăn hồng khô được không? Lưu ý khi ăn hồng khô trong thai kỳ

Khoai lang khi ăn cùng hồng sẽ kết tủa gây khó tiêu

Khoai lang có hàm lượng tinh bột khá cao, khi ăn cùng hồng sẽ kết tủa gây khó tiêu. Hơn nữa, hợp chất kết tủa này lại khó đào thải ra ngoài, dễ gây tắc ruột hoặc kết sỏi trong dạ dày.

Rượu hoặc đồ uống có cồn khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết. Thêm vào đó, tanin có trong quả hồng kết hợp với cồn tạo thành chất keo sệt, dính nhầy, có thể dẫn tới khó tiêu hóa, tắc ruột. Ngoài ra, sử dụng đồ uống có cồn khi mang thai sẽ khiến tăng nguy cơ sảy thai, chết lưu. Do vậy mẹ bầu nên kiêng tuyệt đối rượu và đồ uống có cồn trong thời gian mang thai nhé!

Đánh răng kỹ sau khi ăn hồng

Bà bầu ăn hồng khô được không? Lưu ý khi ăn hồng khô trong thai kỳ

Nhựa từ quả hồng và lượng đường còn sót lại bám trên răng có thể dẫn đến sâu răng

Giống như nhiều loại thực phẩm ngọt khác, mẹ bầu nên súc miệng kỹ lại với nước, hoặc đánh răng. Nhựa từ quả hồng và lượng đường còn sót lại bám trên răng có thể dẫn đến sâu răng. Dưới tác động của các hormone trong thai kỳ, nguy cơ sâu răng của bà bầu sẽ cao hơn so với người bình thường nên càng cần lưu ý làm sạch răng miệng kỹ.

Hy vọng với những lời giải thích trên, mẹ đã biết bà bầu ăn hồng khô được không cùng những lưu ý khi ăn hồng trong thai kỳ. Chúc mẹ luôn nhiều sức khỏe để cùng con vượt cạn thành công!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn