Trang chủ » Bà bầu có được vặn lưng không?

Bà bầu có được vặn lưng không?

(17/02/2022)

Khi mang thai mẹ bầu cần kiêng thực hiện một số động tác để tránh làm ảnh hưởng đến sự an toàn của thai kỳ. Bà bầu có được vặn lưng không? Tìm hiểu thêm một số thói quen ở thai phụ có ảnh hưởng không tốt cho thai kỳ.

5 (100%) 2 votes

Bà bầu có được vặn lưng không?

Bà bầu vặn lưng nhẹ nhàng, không thường xuyên sẽ không tạo ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe thai kỳ. Để đảm bảo an toàn mẹ chỉ nên thực hiện động tác này khi cảm thấy lưng quá nhức mỏi và không có biểu hiện đứt, giãn dây chằng hay bị sai khớp. Mẹ bầu cũng chỉ nên vặn lưng nhẹ nhàng khi muốn làm giảm cảm giác nhức mỏi ở lưng vì vặn lưng quá mạnh có thể khiến dây chằng ở thắt lưng bị giãn ra, nghiêm trọng hơn là có thể khiến thai phụ bị đứt dây chằng. Điều này là rất nguy hiểm vì dây chằng có nhiệm vụ nâng đỡ em bé, giữ tử cung ở vị trí phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ. Dây chằng bị giãn, đứt có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai, sinh non, đe dọa sự an toàn của thai nhi.

Nếu sau khi vặn lưng mẹ bầu có cảm giác đau nhức âm ỉ, hoặc dữ dội ở vùng bụng, không thể cúi gấp người thì cần được đưa ngay đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ can thiệp kịp thời, giảm thiểu nguy hiểm cho thai nhi. Ngoài ra nếu sau khi vặn lưng bà bầu bị sai khớp cũng cho thấy các mẹ đã vặn lưng sai cách, cần được đưa đi khám để xác định mức độ ảnh hưởng đối với thai nhi và áp dụng các biện pháp y khoa phù hợp.

Bà bầu có được vặn lưng không?

Bà bầu vặn lưng nhẹ nhàng, không thường xuyên sẽ không tạo ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe thai kỳ

Mẹ bầu làm gì để giảm đau lưng?

Sau khi tìm hiểu bà bầu có được vặn lưng không chúng ta có thể khẳng định việc vặn lưng cần rất hạn chế thực hiện khi mang thai. Tuy nhiên bà bầu bị đau lưng cũng là hiện tượng rất phổ biến, đặc biệt là ở những giai đoạn sau của thai kỳ, khi kích thước thai nhi đã lớn, tạo nên nhiều áp lực lên cột sống, tĩnh mạch của mẹ bầu. Vậy mẹ bầu nên làm gì để giảm đau lưng khi mang thai?

Để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng đau lưng khi mang thai mẹ bầu cần:

  • Đứng thẳng lưng
  • Ngồi lên những chiếc gối lõm để chúng nâng đỡ 1 phần trọng lượng cơ thể
  • Nằm cao đầu, kê thêm một chiếc gối mềm vào phía sau lưng khi nằm
  • Vận động nhẹ nhàng, thực hiện các bài tập thể dục dành cho bà bầu như đi bộ, bơi lội, yoga bà bầu để tăng sự dẻo dai cho cơ bắp, tăng cường lưu thông máu, giảm căng cơ,…
  • Đi giày mềm, đế thấp, bằng để giảm áp lực cho các dây thần kinh ở hông và giảm đau lưng lại giúp mẹ bầu giữ thăng bằng tốt hơn, an toàn hơn khi mang thai
  • Massage khu vực bị nhức mỏi hoặc thực hiện massage toàn thân nếu có thể để thư giãn cơ, giảm nhức mỏi
  • Bổ sung sắt bà bầu để không bị thiếu máu thai kỳ, tăng cường chức năng tuần hoàn máu, cung cấp đủ oxy cho toàn bộ các tổ chức của cơ thể; Bổ sung đầy đủ canxi giúp hỗ trợ xương chắc khỏe, giảm nguy cơ bị nhức mỏi, đau lưng.

Bộ đôi viên sắt và canxi cho bà bầu - Nhập khẩu châu Âu chính hãng

Bộ đôi viên sắt và canxi cho bà bầu – Nhập khẩu châu Âu chính hãng

Một số thói quen khác của mẹ bầu có thể làm ảnh hưởng xấu cho thai kỳ

Bên cạnh thói quen vặn lưng mẹ bầu còn có một số thói quen khác trong sinh hoạt hàng ngày có thể làm ảnh hưởng đến thai kỳ. Dưới đây là một số thói quen không tốt bà bầu cần tránh:

  • Căng thẳng: Có nhiều yếu tố khiến thai phụ thường xuyên cảm thấy căng thẳng, lo lắng, chán nản,… Điều này sẽ tạo thành những ảnh hưởng xấu đến trí não và tính cách của trẻ sau khi chào đời, nghiêm trọng hơn đây còn là nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm ngay sau khi chào đời, rất nguy hiểm cho bé.
  • Bà bầu thiếu canxi, không bổ sung đủ canxi trong thai kì: Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân gây ra đau lưng, nhức mỏi xương khớp ở mẹ bầu. Những mẹ bầu có chế độ ăn thiếu canxi, không bổ sung canxi có nguy cơ bị đau lưng cao hơn và nghiêm trọng hơn.
  • Không tắm nắng: Ánh nắng mặt trời giúp tăng cường tổng hợp vitamin D dưới da giúp mẹ bầu hấp thụ canxi tốt hơn. Mẹ không thường xuyên tắm nắng sẽ khiến trẻ bị yếu xương, loãng xương,… ngay từ trong bụng mẹ và làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng, miễn dịch của bé. Ngoài ra, thiếu canxi nghiêm trọng cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị dị tật xương bẩm sinh.
  • Không uống viên sắt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ: Khi chỉ định bà bầu uống sắt, bên cạnh liều lượng bác sĩ cũng thường hướng dẫn bà bầu uống sắt vào sáng hay tối,… Mẹ bầu cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ khi uống sắt để cơ thể hấp thụ sắt tốt nhất, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt, nâng cao chất lượng thai kỳ,…

Bà bầu có được vặn lưng không?

Tập thể dục ngoài trời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thai kỳ

  • Tắm nước quá nóng: Tắm nước quá nóng hoặc tắm quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến thân nhiệt và gây rối loạn huyết áp. Mẹ bầu chỉ nên tắm bằng nước ấm và không tắm quá lâu để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi.
  • Sử dụng điện thoại quá lâu: Điện thoại di động là thiết bị thiết yếu, không thể thiếu vắng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Tuy nhiên sóng điện thoại lại có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, gây rối loạn nhận thức và giảm khả năng tập trung sau khi trẻ chào đời. Ngoài ra còn có thể khiến mẹ bầu bị mất ngủ, rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến sức khỏe,… Bà bầu chỉ nên sử dụng điện thoại khi thật cần thiết.
  • Thiếu vận động: Mẹ bầu lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi, ngại nặng nề, … nên vận động quá ít cũng có thể gây ra đau lưng, nhức mỏi. Vận động với cường độ vừa phải giúp mẹ tăng cường tuần hoàn máu và giảm đau lưng hiệu quả. Tốt nhất, mẹ bầu nên vận động ngoài trời để vừa hít thở không khí, phơi nắng rất tôt cho sức khỏe.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu bà bầu có được vặn lưng không và những thói quen của mẹ bầu không tốt cho thai kỳ. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho thai phụ những thông tin hữu ích. Chúc các mẹ có một thai kỳ an toàn, mạnh khỏe!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn