Trang chủ » Bà bầu buồn nôn về đêm là do đâu? Làm thế nào để cải thiện?

Bà bầu buồn nôn về đêm là do đâu? Làm thế nào để cải thiện?

(13/12/2022)

Buồn nôn là dấu hiệu mà hầu như mẹ bầu nào cũng từng gặp phải, tuy nhiên một số bà bầu buồn nôn về đêm làm ảnh hưởng tới giấc ngủ và khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ lại. Vậy triệu chứng này là do đâu và làm thế nào để cải thiện?

Rate this post

Bà bầu buồn nôn về đêm là do đâu?

Trong các giai đoạn thai kỳ, tình trạng buồn nôn và nôn là dấu hiệu phổ biến các mẹ bầu gặp phải, tuy nhiên hiện tượng bà bầu buồn nôn về đêm lại khiến chất lượng giấc ngủ của mẹ không được đảm bảo. Nguyên nhân mẹ hay buồn nôn ban đêm là do:

  • Sự thay đổi đột ngột của hormone donadotropin trong cơ thể đặc biệt trong giai đoạn đầu thai kỳ khiến cho mẹ bầu không thích ứng kịp, gây ra các phản xạ như buồn nôn để chống lại sự thay đổi này. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên thời gian xảy ra vào ban đêm có thể khiến mẹ bị mất ngủ.
  • Lượng hormone estrogen và progesterone ngày càng tăng cao làm cho bà bầu nhạy cảm hơn với các mùi hương xung quanh, kể cả khi mẹ đang ngủ. Hiện tượng này cũng có thể khiến mẹ thấy buồn nôn và nôn.
  • Mẹ bầu gặp vấn đề về hệ tiêu hóa như khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản.. có thể gây ra chứng ợ chua, ợ nóng và làm cho mẹ bị nôn ói ban đêm.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học làm tăng nguy cơ khiến bà bầu buồn nôn về đêm.
  • Căng thẳng, mệt mỏi khi mang thai, stress quá mức ảnh hưởng không tốt tới tinh thần của người mẹ, xuất hiện nguy cơ buồn nôn, nôn ói ở thời điểm tối, đêm.

Bà bầu buồn nôn về đêm là do đâu? Làm thế nào để cải thiện?

Buồn nôn vào ban đêm chủ yếu do sự thay đổi hormone trong cơ thể mẹ bầu

Các biện pháp cải thiện tình trạng nôn ói ban đêm của mẹ bầu

Bà bầu buồn nôn về đêm ảnh hưởng rất nhiều tới giấc ngủ, vì thế cơ thể mẹ luôn trong trạng thái lờ đờ mệt mỏi, kéo dài lâu hơn có thể tác động tới sự phát triển của thai nhi. Lúc này, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện như sau:

Bổ sung đủ nước để tránh buồn nôn

Nước là thành phần rất quan trọng với cơ thể con người, và càng cần thiết hơn với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu khi thiếu nước sẽ dẫn tới nguy cơ bị buồn nôn ban đêm nhiều hơn, báo hiệu cơ thể đang cần được cung cấp nước. Vì vậy, hãy đảm bảo uống đủ hơn 2 lít nước/ngày để hạn chế tình trạng nôn ói ban đêm hiệu quả. Lưu ý nên uống một chút nước trước khi đi ngủ để làm tăng dịch vị dạ dày, hạn chế trào ngược dạ dày thực quản khi mẹ đang ngủ.

Bà bầu buồn nôn về đêm là do đâu? Làm thế nào để cải thiện?

Uống đủ lượng nước cần thiết để cơ thể không bị thiếu nước và buồn nôn

Hãy tránh xa những nơi có mùi nồng, mạnh

Khi mang thai, mẹ bầu thường rất nhạy cảm với mùi hương, đặc biệt là những mùi khó chịu từ thực phẩm hóa chất, hương mỹ phẩm. Khi tiếp xúc với những mùi nồng, mạnh thế này sẽ kích thích khướu giác và khiến cho mẹ dễ bị buồn nôn, ngay cả khi điều này diễn ra vào ban đêm lúc mẹ ngủ say. Bởi vậy, hãy đảm bảo trong phòng ngủ của mẹ không có mùi hương khó chịu, giữ vệ sinh phòng ngủ và để phòng ngủ thoáng khí.

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để hấp thu dinh dưỡng tối ưu

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và không ăn quá no trước giờ đi ngủ sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng buồn nôn ban đêm. Mẹ cũng không nên để bụng rỗng hay quá đói mà hãy ăn ở mức vừa phải. Luôn để đồ ăn nhẹ ở nơi có thể nhìn thấy như bánh quy, trái cây khô, nước.. giúp mẹ có thể lấy dễ dàng để bổ sung cho dạ dày. Tốt nhất nên ăn khoảng 5-6 bữa chính phụ đan xen trong ngày để cơ thể hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng tối ưu.

Bà bầu buồn nôn về đêm là do đâu? Làm thế nào để cải thiện?

Đảm bảo dạ dày không lúc nào bị rỗng và bị buồn nôn bằng cách ăn nhiều bữa trong ngày

Tránh sử dụng những thực phẩm nhiều đường và chất béo

Ăn những thực phẩm nhiều đường và chất béo trước giờ đi ngủ cũng khiến nguy cơ bà bầu buồn nôn về đêm cao hơn. Thay vì ăn các món chiên rán nhiều dầu mỡ gây đầy bụng, khó tiêu, mẹ hãy thay thế với các loại trái cây, rau củ dồi dào chất xơ để cơ thể được bổ sung nước và các vitamin, khoáng chất cần thiết, không chỉ hạn chế tình trạng nôn ói ban đêm mà còn nâng cao sức khỏe.

Duy trì tư thế ngủ đúng để tránh bị nôn

Tư thế ngủ của mẹ bầu cũng có liên quan tới sự buồn nôn ban đêm, bởi tư thế nằm có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Mẹ nên nằm với tư thế cong hai chân và tốt nhất nghiêng về bên trái. Hãy sử dụng các loại gối tựa chuyên dụng để kẹp giữa hai gối, giúp tư thế nằm thoải mái hơn, đảm bảo cho mẹ giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Bà bầu buồn nôn về đêm là do đâu? Làm thế nào để cải thiện?

Ngủ với tư thế nghiêng trái và sử dụng gối tựa để có giấc ngủ chất lượng

Bổ sung đầy đủ các vi chất thai kì

Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để giúp mẹ bầu khỏe mạnh và nuôi dưỡng thai nhi trong bụng. Tuy nhiên sức khỏe của mẹ giảm sút, hệ miễn dịch suy giảm có thể khiến mẹ bị mệt mỏi, buồn nôn, ốm nghén và rất khó hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm.

Bởi vậy, ngay từ khi bắt đầu mang thai mẹ đã cần bổ sung sắt canxi DHA cho bà bầu từ cả chế độ ăn và viên uống để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của cơ thể. Đủ chất chính là yếu tố quan trọng giúp mẹ có thai kì khỏe mạnh, vượt qua giai đoạn nôn nghén nhẹ nhàng hơn!

Viên uống sắt, canxi, DHA và hỗ trợ tăng đề kháng cho bà bầu - nhập khẩu chính hãng châu Âu

Viên uống sắt, canxi, DHA và hỗ trợ tăng đề kháng cho bà bầu

Những trường hợp bà bầu buồn nôn về đêm không gây nguy hiểm cho mẹ nhưng lại khiến cho mẹ khó ngủ, mất giấc, kéo dài không có ảnh hưởng tốt tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Mẹ hãy áp dụng những biện pháp trên để sớm khắc phục tình trạng này.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn