Trang chủ » Bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu nên làm gì?

Bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu nên làm gì?

(28/08/2021)

Bị tiêu chảy có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của bệnh tiêu chảy tới sức khỏe thai kỳ là sảy thai. Bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu nên làm gì?

5 (100%) 2 votes

Nguyên nhân khiến bà bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy

Bà bầu bị tiêu chảy có dấu hiệu đi ngoài lỏng phân, đi ngoài 3 lần/ngày trở lên. Nguyên nhân khiến bà bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy gồm có:

  • Do bị nhiễm khuẩn đường ruột
  • Do mức các bệnh như Crohn, celiac, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày – đại tràng
  • Bị ngộ độ thực phẩm
  • Uống vitamin bà bầu chất lượng không đảm bảo hoặc uống thừa liều lượng cho phép
  • Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
  • Chế độ dinh dưỡng đột ngột thay đổi khiến hệ tiêu hóa không kịp thích nghi
  • Cơ thể mẫn cảm với các loại thức ăn lạ
  • Do tác dụng phụ của thuốc
  • Hệ miễn dịch suy giảm khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột

Bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu nên làm gì?

Bà bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy do hệ miễn dịch suy yếu, hại khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh

Bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu có sao không?

Tình trạng bà bầu bị tiêu chảy là một trong những bệnh đường tiêu hóa khá phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên các bà bầu không cần quá lo lắng vì tiêu chảy có thể được điều trị dễ dàng nếu hàng ngày được cung cấp đủ nước và các vi chất dinh dưỡng. Mặc dù vậy bà bầu vẫn cần thận trọng vì bệnh tiêu chảy nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi.

  1. Các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ sản khoa cho biết, bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị tiêu chảy thường đi kèm nôn mửa. Điều này khiến lượng thức ăn đưa vào cơ thể bị giảm sút, mẹ bầu không được cung cấp đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết khiến sức khỏe bị giảm sút. Đồng thời, lượng dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi qua nhau thai cũng bị suy giảm, thai nhi chậm phát triển. Nếu bị tiêu chảy kéo dài, cả bà mẹ và thai nhi đều bị suy kiệt, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, trí tuệ chậm phát triển, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu.
  2. Tiêu chảy còn đi kèm đau bụng, bà bầu có thể đau quặn bụng hoặc đau dữ dội. Đây là nguyên nhân khiến tử cung bị kích thích, xuất hiện các cơn co tử cung khiến mẹ bầu bị sảy thai.
  3. Mẹ bầu bị tiêu chảy nghiêm trọng thậm chí còn phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Uống thuốc kháng sinh trong 3 tháng đầu thai kỳ khiến thai nhi tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, mẹ bầu bị sảy thai, nguy hiểm cho tính mạng thai nhi.

Bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu nên làm gì?

Mang thai 3 tháng đầu bị tiêu chảy kéo dài có thể gây sảy thai

Bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu nên làm gì?

Bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhất là khi tiêu chảy nặng hoặc tiêu chảy kéo dài 2-3 ngày không cải thiện, mẹ bầu phải đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn điều trị thích hợp. Tự điều trị tiêu chảy tại nhà có thể gây hại cho thai kỳ như sử dụng thuốc không phù hợp hay tiêu chảy kéo dài gây biến chứng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi.

Khi bị tiêu chảy bà bầu mang thai 3 tháng đầu cũng cần thực hiện những điều sau:

  • Uống Oresol bù nước và điện giải
  • Không sử dụng nước ép trái cây, nước ngọt đóng chai, thực phẩm chứa nhiều đường
  • Không ăn các món nhiều dầu mỡ, gia vị
  • Không ăn tôm, cá, các loại hải sản
  • Thực hiện ăn chín uống sôi
  • Ăn sữa chua để bổ sung probiotics và các vitamin khoáng khuẩn
  • Ăn các loại thực phẩm như bánh mì, nước gạo, khoai tây, bột yến mạch, cháo, cà rốt,….
  • Uống vitamin bà bầu theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định
  • Chọn vitamin bà bầu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được Bộ Y tế cho phép lưu hành

Chọn các sản phẩm bổ sung sắt, DHA và canxi dành cho bà bầu có nguồn gốc rõ ràng, theo đúng liều lượng

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị tiêu chảy cần hết sức thận trọng để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu các triệu chứng tiêu chảy quá nặng hoặc không cải thiện sau 2-3 ngày, mẹ bầu cần đi khám tại các trung tâm y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời. Đồng thời, trong quá trình điều trị mẹ bầu cũng cần tự theo dõi diễn biến bệnh sát sao, có bất kỳ một biểu hiện bất lợi nào cũng cần đi khám lạ ngay để bảo vệ tốt nhất cho sự an toàn của thai kỳ.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn