Trang chủ » Bà bầu bị tê tay tháng cuối có sao không?

Bà bầu bị tê tay tháng cuối có sao không?

(06/05/2022)

Cuối thai kỳ, mẹ bầu phải đối mặt với nhiều vấn đề với sức khỏe như đau lưng, tăng cân nhiều, táo bón, tê tay. Tình trạng tê tay ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày của mẹ. Vậy bà bầu bị tê tay tháng cuối có sao không và cần làm gì để khắc phục?

Rate this post

Triệu chứng tê tay tháng cuối

Bà bầu bị tê tay tháng cuối sẽ có những triệu chứng dưới đây:

  • Tê ở đầu ngón tay, nhất là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.
  • Cảm giác khó khăn khi cầm nắm đồ vật, nắm không chặt.
  • Lòng bàn tay, ngón tay có cảm giác như kiến bò, kim đâm rất khó chịu.
  • Có thể sưng và nóng ở cổ tay, bàn tay, đầu các ngón tay.
  • Nhiều trường hợp đau nhức tay, cổ tay và lan lên đến vai, cổ.

Những cơn đau này có thể đến bất chợt và hết đau ngay nhưng cũng có nhiều người bị đau âm ỉ, kéo dài đến tận lúc sinh. Tê tay có thể xuất hiện từ tháng thứ 5 của thai kỳ nhưng với triệu chứng nhẹ. Đến 3 tháng cuối, các triệu chứng xuất hiện ngày một nhiều và nặng nề hơn.

Bên cạnh tê tay, tê chân, nhiều mẹ bầu còn bị chuột rút. Những hiện tượng này thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, khi mẹ nghỉ ngơi.

Bà bầu bị tê tay tháng cuối có sao không?

Tháng cuối thai kỳ, nhiều mẹ bầu bị tê tay, chuột rút

Bà bầu bị tê tay tháng cuối có sao không?

Khi gặp phải tình trạng tê tay nhiều chị em rất lo lắng. Bà bầu bị tê tay tháng cuối có nguy hiểm không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Thực tế, tê tay là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường do cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ tăng nhiều, kích thước thai nhi to hơn nên sẽ chèn ép vào các mạch máu, dẫn đến máu không được lưu thông đến tay và gây tê tay.

Bên cạnh đó, tháng cuối thai kỳ, thân hình mẹ trở nên quá khổ, việc vận động, đi lại khó khăn hơn. Vì thế, nhiều mẹ lười vận động cũng sẽ khiến máu gặp khó khăn khi lưu thông và bị tê tay, tê chân.

Những triệu chứng này sẽ hết sau khi mẹ sinh bé và không có gì đáng lo ngại cả. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, tê tay lại tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm vì nó có thể là biểu hiện của bệnh lý.

Huyết áp thấp

Tụt huyết áp khiến tuần hoàn máu và lưu lượng máu giảm sút, dẫn đến máu không lưu thông được tới các chi và gây tê tay, tê chân kèm theo mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.

Tiểu đường thai kỳ

Bà bầu bị tê tay tháng cuối có sao không?

Tê tay có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bị tiểu đường thai kỳ

Đây là bệnh lý rất nguy hiểm trong thai kỳ. Nếu không được xử trí đúng cách, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm, dẫn đến sinh non, tiền sản giật… Tê tay là một biểu hiện của bệnh nên mẹ bầu hết sức cảnh giác.

Thiếu chất

Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn nữa để cung cấp cho mẹ và nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu không ăn uống đầy đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng, dẫn đến thiếu chất, làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh và gây tê tay.

Khi bị thiếu magie, vitamin nhóm B, không bôt sung đủ sắt và canxi cho bà bầu, mẹ bầu sẽ dễ bị tê tay hơn thiếu những chất khác. Vì những dưỡng chất này cần thiết cho quá trình chuyển hóa, tăng sức đề kháng và nuôi dưỡng thai nhi phát triển.

Hội chứng ống cổ tay

Đây là tình trạng chất lỏng ở cổ tay tích tụ nhiều khiến dây thần kinh nối từ cổ tay xuống ngón tay bị chèn ép, gây tê, ngứa. 

Tê tay không chỉ cảnh bảo bệnh lý mẹ bầu mắc phải mà nó còn khiến mẹ khó chịu, thậm chí mất ngủ. Mất ngủ kéo dài dẫn đến suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi nên cần được cải thiện sớm.

Biện pháp ngăn chặn tình trạng tê tay ở bà bầu tháng cuối

Để giảm thiểu tình trạng tê tay, mẹ bầu hãy áp dụng những cách sau:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hằng ngày, nhất là phải bổ sung sắt, canxi cho bà bầu, magie, acid folic, vitamin nhóm B… – đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Bà bầu bị tê tay tháng cuối có sao không?

Viên uống bổ sung canxi cho bà bầu – nhập khẩu châu Âu chính hãng

  • Hoạt động nhẹ nhàng, không vận động mạnh, không mang vác đồ nặng.
  • Không đứng một chỗ hoặc ngồi quá lâu.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường ngày như đi bộ, bơi, yoga…
  • Ăn uống khoa học, kiểm soát cân nặng, không ăn quá nhiều khiến mẹ tăng cân nhiều có thể gây khó khăn cho việc sinh thường.
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không căng thẳng, stress vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi bổ sung sắt và canxi, mẹ bầu nên lựa chọn đúng thời điểm uống sắt và canxi để tăng hiệu quả hấp thu. Hai dưỡng chất này nên uống vào buổi sáng là tốt nhất. Uống canxi sau khi ăn sáng khoảng 30 phút rồi sau 1-2 giờ thì uống sắt.

Như vậy, qua bài viết này mẹ đã biết được bà bầu bị tê tay tháng cuối nguy hiểm không. Hãy áp dụng các biện pháp được nêu ra phía trên để cải thiện tình trạng này, giúp mẹ vui khỏe chờ đón ngày bé yêu chào đời.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn