Trang chủ » Bà bầu bị tê tay có nguy hiểm không? 5 lý do khiến mẹ bầu bị tê tay chân

Bà bầu bị tê tay có nguy hiểm không? 5 lý do khiến mẹ bầu bị tê tay chân

(07/05/2022)

Khi mang thai, nhiều chị em gặp phải tình trạng tê tay. Bà bầu bị tê tay có nguy hiểm không? Nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu để có cách khắc phục hiệu quả và an toàn cho mẹ bầu.

Rate this post

Bà bầu bị tê tay có nguy hiểm không?

Tê tay là tình trạng một phần của tay, các ngón tay hoặc cả bàn tay, cánh tay bị tê. Mẹ bầu sẽ có cảm giác râm ran như kiến bò hoặc như kim chích. Những triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột rồi biến mất nhưng cũng có thể kéo dài liên tục, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mẹ.

Bà bầu bị tê tay có nguy hiểm không là vấn đề được quan tâm. Thực chất, sự nguy hiểm của tình trạng tê tay còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Nếu tê tay sinh lý thì mẹ không cần phải lo lắng vì nó sẽ tự hết sau khi mẹ sinh bé. Tuy nhiên, cũng có trường hợp tê tay do bệnh lý thì mẹ nên đi khám để tìm được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này và được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

Dù tê tay do bệnh lý hay sinh lý thì cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mẹ. Nó không chỉ khiến mẹ khó chịu mà có thể gây mất ngủ nếu thường xuyên tê tay vào ban đêm. Mất ngủ kéo dài khiến mẹ mệt mỏi, suy nhược, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, thậm chí tác động xấu đến thai nhi, khiến bé chậm phát triển, sinh ra nhẹ cân…

Bà bầu bị tê tay có nguy hiểm không? 5 lý do khiến mẹ bầu bị tê tay chân

Tê tay khi mang thai có nguy hiểm không là câu hỏi của nhiều mẹ bầu

5 lý do khiến mẹ bầu bị tê tay

Vậy vì sao bà bầu bị tê đầu ngón tay? Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, cả nguyên nhân sinh lý, bệnh lý và thói quen của mẹ bầu. Chúng gồm:

Lưu thông máu kém

Khi mang thai, lưu thông máu của mẹ trở nên khó khăn hơn so với trước khi mang thai do:

Tăng cân nhiều

Tăng cần nhiều khiến các khối cơ, khối mỡ gây áp lực lên các mạch máu, cản trở sự lưu thông máu. Nếu vùng tay không nhận đủ máu sẽ dẫn đến bị tê, mỏi.

Kích thước thai nhi

Những tháng cuối của thai kỳ, kích thước thai nhi ngày càng to, chèn ép các mạch máu bên trong cơ thể mẹ. Từ đó, việc lưu thông máu cúng khó khăn hơn.

Lười vận động

Những mệt mỏi của thai kỳ cộng thêm kích thước “quá khổ” khi tăng cân nhanh khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề, ì ạch, ngại di chuyển. Nếu không vận động thường xuyên sẽ khiến mạch máu không giãn nở, sự lưu thông máu bị cản trở và dẫn đến tình trạng tê tay.

Bà bầu bị tê tay có nguy hiểm không? 5 lý do khiến mẹ bầu bị tê tay chân

Lười vận động khiến mẹ bầu dễ bị tê tay và chuột rút

Thiếu chất

Thiếu chất là nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bầu bị tê tay. Trong đó, thiếu sắt và canxi là nguyên nhân chính do khi mang thai nhu cầu và sắt, canxi tăng cao, nhiều mẹ bầu không đáp ứng đủ nếu chế độ ăn nghèo nàn, không cân đối.

Ngoài ra, thiếu magie, kali, kẽm, vitamin nhóm B, acid folic cũng gây nên tình trạng tê tay ở bà bầu.

Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân kể trên, tê tay khi mang thai còn do một số bệnh lý gây nên như:

  • Hội chứng ống cổ tay
  • Huyết áp thấp
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Béo phì
  • Rối loạn thần kinh.

Biện pháp khắc phục chứng tê tay ở bà bầu

Để khắc phục hiệu quả tình trạng tê tay, chúng ta nên điều trị dựa theo nguyên nhân. Mẹ hãy thực hiện:

  • Bổ sung đủ chất: Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng thiết yếu như canxi cho bà bầu, sắt, magie, kẽm, kali, acid folic, vitamin nhóm B… Bổ sung đủ chất là tiền đề để mẹ bầu có cơ thể khỏe mạnh và giúp thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất.

Bà bầu bị tê tay có nguy hiểm không? 5 lý do khiến mẹ bầu bị tê tay chân

Viên bổ sung canxi cho bà bầu và mẹ sau sinh

  • Tập thể dục, thể thao giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường lưu thông máu để hạn chế tê tay. Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp mẹ kiểm soát cân nặng, tăng cân ở mức độ phù hợp, tăng từ từ, đều đặn, không tăng quá nhanh trong một thời gian ngắn.
  • Khám thai thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như theo dõi sức khỏe của mẹ, phát hiện sớm những bệnh lý bất thường để đưa ra phương pháp điều trị sớm, hiệu quả.
  • Khi ngủ mẹ nên ngủ ở tư thế thoải mái nhất, vừa giúp mẹ dễ chịu, dễ ngủ lại hạn chế bị tê tay, chuột rút trong khi ngủ. Tư thế tốt nhất cho mẹ bầu được khuyến cáo là nằm ngủ nghiêng bên trái.

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý về thời điểm uống sắt và canxi để tăng hiệu quả hấp thu. Sắt và canxi nên uống vào buổi sáng và uống cách nhau khoảng 1-2 giờ, không uống cùng lúc. Nên kết hợp chế độ ăn với việc sử dụng các sản phẩm bổ sung một cách khoa học để đảm bảo thai kì luôn đủ chất và khỏe mạnh nhất.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn