(07/05/2022)
Tình trạng tê chân, chuột rút dường như là khó tránh khỏi đối với bà bầu, nhất là những tháng cuối thai kỳ. Tìm hiểu bà bầu bị tê chân chuột rút do đâu để biết được cách phòng ngừa cũng như khắc phục hiệu quả.
Tình trạng tê chân, chuột rút ở bà bầu có thể do những nguyên nhân sau đây gây ra:
Tăng cân nhanh
Mẹ bầu thường tăng cân nhiều khi mang thai, từ 9-20kg. Kích thước tăng nhanh gây chèn ép đến các dây thần kinh và mạch máu dẫn đến chân, khiến mẹ bầu bị tê chân, chuột rút do lưu lượng máu bơm đến chân chậm.
Bên cạnh đó, tăng cân nhiều còn khiến hai bắp chân mẹ sưng phù, đau nhức, mẹ luôn có cảm giác nặng nề, mệt mỏi.
Tuần hoàn máu kém
Khi mang thai, thể tích máu của mẹ tăng gần gấp đôi khiến quá trình tuần hoàn máu chậm hơn. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone bên trong cơ thể mẹ, đây là hiện tượng sinh lý bình thường, mẹ bầu không cần lo lắng.
Tuần hoàn máu kém khiến mẹ bầu bị tê chân chuột rút
Tuy nhiên, quá trình tuần hoàn máu chậm khiến máu không được đưa đến chân liên tục, dẫn đến tê nhức, chuột rút. Thậm chí, nhiều trường hợp còn bị giãn tĩnh mạch chân, xuất hiện các cục huyết khối, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
Mất nước
Khi mang thai, mẹ bầu thường đi tiểu nhiều hơn do thai nhi chèn ép lên bàng quang. Đi tiểu nhiều cộng thêm thời tiết nắng nóng, ra nhiều mồ hôi có thể khiến mẹ mất nước. Nếu không được cung cấp đủ nước, mẹ có thể gặp phải hiện tượng chuột rút, tê chân.
Áp lực tử cung
Thai nhi ngày càng phát triển nhanh về kích thước khiến tử cung của mẹ to lên, gây chèn ép lên các mạch máu, dây thần kinh dẫn đến chân khiến chân không nhận đủ lượng máu cần thiết, gây ra cảm giác nặng nề, tê nhức.
Thiếu chất
Thiếu canxi là nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bầu bị tê chân chuột rút. Nhu cầu canxi của mẹ tăng cao khi mang thai, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ (cần tới 1500mg canxi/ngày). Nếu không cung cấp đủ lượng canxi cho bà bầu sẽ dẫn đến thiếu canxi với các biểu hiện như tê chân, chuột rút, đau lưng…
Thiếu canxi là nguyên nhân phổ biến gây tê chân, chuột rút ở bà bầu
Ngoài ra, thiếu khoáng như kali, magie, vitamin nhóm B cũng là nguyên nhân gây tê chân chuột rút.
Lười vận động
Thân hình “quá khổ” cùng với những mệt mỏi khi mang thai khiến mẹ bầu lười vận động, thích được nằm nghỉ ngơi. Chính việc lười vận động, nằm với ngồi một chỗ nhiều đã khiến mẹ bị tê chân, chuột rút do máu không được lưu thông đầy đủ đến chân.
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tê chân, chuột rút cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, mỡ máu cao, rối loạn thần kinh…
Tình trạng tê chân chuột rút khiến mẹ rất khó chịu và đau đớn. Chúng lại thường xảy ra vào ban đêm nên ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và sức khỏe của mẹ. Thậm chí, mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi, khiến thai nhi chậm phát triển hơn bình thường. Do đó, cần cải thiện sớm tình trạng tê chân, chuột rút bằng những giải pháp dưới đây:
Viên sắt và canxi cho bà bầu – nhập khẩu châu Âu chính hãng
Mẹ bầu có thể bổ sung canxi bằng các thực phẩm như trứng, sữa, tôm, cua, hải sản, các loại hạt, viên bổ sung canxi cho bà bầu để ngăn ngừa tình trạng tê chân, chuột rút.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
Bộ 3 vi chất Sắt – Axit Folic, Canxi D3 và DHA nhập khẩu từ Châu Âu
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
– Chela – Ferr Forte được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu, có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate và Axit Folic. Hỗ trợ bổ sung và dễ hấp thụ sắt. Hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt.
– Chela – Calcium D3 có chứa calcium amino acid chelate Albion ® dễ hấp thụ và không gây dị ứng, hỗ trợ bổ sung canxi và vitamin D3 giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi, hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.
– Gold DHA cung cấp DHA và Axit Folic cho mẹ bầu và cho con bú.
– Chela – Ferr Forte đã được nghiên cứu lâm sàng chứng nhận hiệu quả: Trên 90% phụ nữ mang thai đã hoàn toàn hết thiếu máu và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu. 100% trường hợp thiếu máu nhẹ đã hết thiếu máu Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
– Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
GPQC: 01343/2018/ATTTP-XNQC; 00237/2018/ATTP-XNQC; 2144/2020/XNQ-ATTP
Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ