Trang chủ » Bà bầu bị sốt và tiêu chảy là bệnh gì?

Bà bầu bị sốt và tiêu chảy là bệnh gì?

(03/07/2022)

Bà bầu bị sốt và tiêu chảy là bệnh gì? Có nguy hiểm gì đối với sức khỏe của mẹ và quá trình phát triển của thai nhi không? Cách phòng ngừa và điều trị khi bà bầu bị sốt kèm tiêu chảy hiệu quả, an toàn với bà mẹ và thai nhi.

4.5 (90%) 4 votes

Bà bầu bị sốt và tiêu chảy là bệnh gì?

1. Bệnh viêm ruột do virus

Bà bầu bị sốt và tiêu chảy có thể đã mắc bệnh viêm ruột do virus xâm nhập vào đường tiêu hóa, hay còn được gọi là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở đường đường tiêu hóa do virus gây ra. Viêm ruột do virus (phổ biến nhất là virus Rota) có nguy cơ cao dẫn tới tình trạng vùng ruột bị đau, viêm, sưng đỏ với những triệu chứng như nôn trớ, sốt, tiêu chảy, mất nước. Những triệu chứng viêm ruột do virus kể trên nếu không được điều trị kịp thời khiến bà bầu tăng nguy cơ bị sinh non.

Để đề phòng bệnh viêm ruột do virus bà bầu cần thực hiện nghiêm túc nguyên tắc ăn chín uống sôi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nơi sống và làm việc của bà bầu phải cách xa khu vực chứa chất thải của người và gia súc, gia cầm, vật nuôi.

Bà bầu bị sốt và tiêu chảy là bệnh gì?

Bệnh viêm ruột do virus khiến bà bầu bị sốt và tiêu chảy

2. Bà bầu bị nhiễm khuẩn (Listeria, Salmonella, E.coli, khuẩn tụ cầu,…)

Bà bầu bị nhiễm khuẩn không tạo ra nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của bản thân nhưng nếu không được điều trị kịp thời thai nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vi khuẩn có thể phát triển trong nước ối, nhau thai dẫn tới thai lưu hoặc sảy thai, sinh non. Trẻ sinh ra có nguy cơ bị nhiễm trùng máu rất cao hoặc bị sốt cao, khó thở, viêm da, viêm màng não hoặc bị tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau.

Bà bầu bị nhiễm khuẩn có thể không lây nhiễm cho thai nhi ngay mà bé có thể bị nhiễm khuẩn muộn. Trẻ sơ sinh hoàn toàn khỏe mạnh trong những ngày đầu và bắt đầu có dấu hiệu nhiễm trùng (thường là bị viêm màng não) trong khoảng 1 đến vài tuần sau đó. Nguyên nhân có thể vì trẻ bị nhiễm khuẩn trong quá trình sinh nở do vi khuẩn bám ở cổ tử cung, âm đạo hoặc đường tiêu hóa của bà mẹ. Một số hiếm trường hợp trẻ bị lây nhiễm vi khuẩn từ nguồn khác, không phải từ mẹ. Trong đó, Listeria  là một chủng hại khuẩn rất nguy hiểm, phần lớn thai nhi và trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn Listeria đều có ảnh hưởng tiêu cực lâu dài hoặc dẫn tới tử vong.

3. Bà bầu bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm

Mẹ bầu cần tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc ăn chín uống sôi để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên một số mẹ bầu ăn phải thực phẩm khiến cơ thể bị dị ứng hoặc sử dụng thức ăn, nguồn nước bị nhiễm khuẩn cũng xuất hiện tình trạng tiêu chảy, sốt, nôn mửa,… Thậm chí ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, giàu đạm, khó tiêu hóa cũng khiến mẹ bầu bị tiêu chảy và sốt. Bà bầu bị ngộ độc thực phẩm nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng mẹ và thai nhi.

Bà bầu bị sốt và tiêu chảy là bệnh gì?

Mẹ bầu cân tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi để giảm nguy cơ bị sốt, tiêu chảy trong thai kỳ

Điều trị sốt và tiêu chảy cho bà bầu

Bà bầu bị sốt và tiêu chảy nhẹ sẽ tự khỏi sau khoảng 3 – 4 ngày. Trong thời gian này mẹ bầu cần chú ý uống nước và oresol để chống mất nước và rối loạn điện giải. Mẹ bầu bị sốt dưới 38.5 độ C có thể uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu mẹ bầu bị sốt và tiêu chảy nghiêm trọng, tùy từng nguyên nhân gây bệnh sẽ cần phương pháp điều trị thích hợp khác nhau. Vì thế, khi sốt và tiêu chảy không giảm đi sau 2 ngày, mẹ bầu cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý uống thuốc điều trị sốt và tiêu chảy khi không có chỉ định của bác sĩ. Tất cả các loại thuốc đều có thể tác động đến quá tình chuyển hóa của cơ thể, một số loại thuốc có thể can thiệp vào quá trình phát triển của thai nhi gây ra dị tật bẩm sinh và nhiều biến chứng thai kỳ khác.

Trong quá trình điều trị sốt và tiêu chảy, chế độ dinh dưỡng của bà bầu cần cung cấp đầy đủ tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ theo tỉ lệ cân bằng để đáp ứng cho mọi hoạt động của cơ thể, bao gồm hoạt động miễn dịch và tiêu hóa. Chú ý bổ sung đầy đủ và cân đối các thực phẩm giàu sắt, canxi, axit folic, DHA cho bà bầu để nâng cao sức khỏe thai phụ và hỗ trợ thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất. Đồng thời kết hợp chế độ ăn với việc sử dụng viên uống để đảm bảo cung cấp đủ các vi chất cần thiết cho cơ thể.

Vitamin cho bà bầu

Bộ tứ bổ sung vi chất và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bà bầu

Nhiều bà bầu cho rằng khi bị tiêu chảy cần kiêng chất béo, bao gồm cả các viên uống DHA. Tuy nhiên đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, DHA là 1 axit béo không no, không khiến bệnh tiêu chảy tăng nặng thêm mà còn giúp bà bầu nâng cao sức khỏe, nhanh chóng phục hồi trong, sau khi điều trị sốt và tiêu chảy, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Đồng thời bà bầu còn được khuyến nghị uống viên DHA từ khi có kế hoạch mang thai đến hết thai kỳ để hỗ trợ quá trình hình thành và hoàn thiện hệ thần kinh, cơ quan thị giác của thai nhi. Vì thế, nếu bác sĩ không có chỉ định dừng uống DHA khi bị tiêu chảy, sốt bà bầu vẫn nên duy trì bổ sung DHA bằng đường uống mỗi ngày. Chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ DHA uống trước hay sau ăn thì có hiệu quả tốt nhất, đảm bảo hấp thu tối đa.

Bà bầu bị sốt và tiêu chảy cũng có thể do đã mắc một số bệnh đường tiêu hóa cần được khám và điều trị kịp thời để tránh những tác động tiêu cực tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Do đó mẹ bầu có hiện tượng sốt cao từ 38.5 độ C trở lên, đi tiêu nhiều lần hoặc bị sốt và tiêu chảy không giảm sau 2 ngày cần được đưa đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, kịp thời.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn