Trang chủ » Bà bầu bị sâu răng khôn có nhổ được không?

Bà bầu bị sâu răng khôn có nhổ được không?

(08/12/2022)

Ngay cả người bình thường cũng có tâm trạng lo lắng, căng thẳng khi nhổ răng khôn vì sợ gặp nguy hiểm vì răng khôn nằm ở vị trí tập trung nhiều dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh mặt và hàm. Nếu kỹ thuật nhổ răng khôn không tốt có thể làm tổn thương hệ thống dây thần kinh ở vị trí này, thậm chí còn có thể bị nhiễm trùng hoặc mất quá nhiều máu dẫn đến tử vong. Bà bầu bị sâu răng khôn có nhổ được không?

Rate this post

Răng khôn là gì?

Răng khôn còn được gọi là răng số 8 vì nằm ở vị trí số 8 đếm từ răng cửa vào răng hàm. Răng khôn không mọc ngay sau  sinh khoảng 1 tuổi như những răng khác mà chỉ mọc khi chúng ta bước sang tuổi trưởng thành, khoảng 18 – 25 tuổi.

Bà bầu bị sâu răng khôn có nhổ được không?

Răng khôn còn được gọi là răng số 8 vì nằm ở vị trí số 8 đếm từ răng cửa vào răng hàm

Răng khôn có cần thiết hay không vẫn là vấn đề mà giới nha khoa còn tranh cãi do chiếc răng này không có chức năng rõ ràng nhưng lại có thể gây ra nhiều phiền toái. Trong khi hàm răng của chúng ta phần lớn chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng với 14 chiếc ở mỗi hàm nhưng thực tế chúng ta vẫn có tới 32 chiếc răng với 4 cái răng khôn nằm ở mỗi đầu của 2 hàm.

Răng khôn dễ gặp các vấn đề răng miệng, trong đó có sâu răng do xương hàm nhỏ, không đủ chỗ khiến chúng đâm thẳng vào vị trí của răng số 7, mọc ngược xuống xương hàm, cùng răng số 7 nằm chen chúc – rất khó để làm sạch hoặc chỉ nhú lên được 1 phần và bị tắc lại vĩnh viễn. bà bầu dễ bị sâu răng khôn còn vì sự thay đổi ở tuyến nội tiết, chế độ sinh hoạt, không làm sạch răng kỹ lưỡng và có thể do bà bầu thiếu canxi.

Bà bầu bị sâu răng khôn có nhổ được không?

Bà bầu bị sâu răng khôn có nhổ được không?

Bà bầu chỉ nhổ răng khôn khi có chỉ định của nha sĩ và được sự đồng ý của bác sĩ sản khoa

Bà bầu bị sâu răng khôn và đi nhổ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe bà bầu và thai nhi. Khi nhổ răng thường phải tiêm thuốc tê để giảm đau nhưng cũng khiến thai nhi bị ảnh hưởng. Vì thế khi có kế hoạch mang thai các chị em nên đi khám răng tổng quát và nhổ răng khôn (nếu có) trước khi mang thai và bị sâu răng khôn.

Ngoài ra nếu bà bầu nhổ răng khôn tại cơ sở nha khoa kém chất lượng, năng lực chuyên môn của nha sĩ không vững vàng còn tiềm ẩn nguy cơ bị mất máu quá nhiều, hạ canxi hay làm tổn thương hệ thống dây thần kinh tập trung ở khu vực răng khôn, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng,… Nhổ răng khôn khi mang thai có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng và đe dọa tính mạng của bà bầu. Đồng thời còn khiến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng gián tiếp, Bị đau răng khiến bà bầu chán ăn, bỏ ăn, không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi, bé có thể bị suy dinh dưỡng có thể khiến quá trình phát triển trí não và cơ thể của thai nhi bị ảnh hưởng

Nếu đang có bầu và bị mọc răng khôn, bị đau đớn quá nhiều thì bà bầu nên đi khám nha khoa. Nếu bắt buộc phải nhổ răng, nha sĩ sẽ tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa và sắp xếp lịch nhổ răng phù hợp. Thông thường nha sĩ sẽ lựa chọn nhổ răng cho bà bầu vào 3 tháng giữa thai kỳ. Đây là thời điểm an toàn nhất với thai nhi trong cả thai kỳ vì bào thai đã nằm ổn định trong tử cung. Nếu nhổ răng vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ bà bầu có nguy cơ bị sảy thai, sinh non,…

Chú ý khi chăm sóc răng miệng cho bà bầu

Viên uống bổ sung canxi cho bà bầu

Viên bổ sung canxi và Vitamin D cho bà bầu

Răng khôn không mọc thẳng sẽ rất dễ bị sâu do thức ăn bị mắc lại trong nướu. Bà bầu cần đánh răng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch súc miệng để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.

Nếu răng khôn chỉ mới bị sâu và không gây đau đớn, khi khám răng nha sĩ sẽ khuyến khích bà bầu hàn vị trí bị sâu để ngăn răng bị sâu nghiêm trọng hơn. Những chiếc răng khôn mọc thẳng, đúng vị trí sẽ được lấy tủy răng để bảo tồn và chỉ nhổ những chiếc răng mọc không đúng vị trí, có vấn đề về răng miệng vào 3 tháng giữa thai kỳ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Bên cạnh đó thai phụ cũng cần bổ sung canxi D3 cho bà bầu đầy đủ để tăng cường sức khỏe răng miệng, giúp răng chắc khỏe. Việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng cũng cần được thực hiện đều đặn, đúng cách. Ngoài ra bà bầu cũng nên thường xuyên ăn thực phẩm giàu canxi và phốt pho, 2 khoáng chất thành phần chính trong cấu tạo răng và có vai trò chủ đạo giúp bà bầu có hàm răng chắc khỏe hơn.

Bà bầu bị sâu răng khôn và phải nhổ có thể khiến thai nhi chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực như chậm lớn, nhẹ cân, sảy thai, sinh non, bị sâu răng ngay sau khi mọc răng,… Vì thế đi khám nha khoa và nhổ răng khôn khi có kế hoạch mang thai là cách giúp bà bầu hạn chế nguy cơ răng khôn bị sâu và phải nhổ trong thai kỳ.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn