Trang chủ » Bà bầu bị nghén về chiều: nguyên nhân và cách cải thiện

Bà bầu bị nghén về chiều: nguyên nhân và cách cải thiện

(22/01/2023)

Bà bầu bị nghén về chiều có thể gây căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến giấc ngủ, thời gian nghỉ ngơi, thư giãn,… trong buổi tối và ban đêm đi ngủ. Tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng nghén về chiều giúp thai phụ cảm thấy dễ chịu, được thư giãn nhiều hơn.

Rate this post

Nguyên nhân bà bầu bị nghén về chiều

Bà bầu thường bị nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ do sự thay đổi đột ngột bên trong cơ thể trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Bà bầu có thể bị nghén vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cố định vào buổi sáng hay chiều tối.

Bà bầu bị nghén về chiều có thể do các nguyên nhân sau:

  • Bà bầu mệt hơn vào buổi chiều: Sau một ngày dài làm việc năng lượng trong cơ thể bà bầu cũng giảm đi, cảm giác mệt mỏi và đói bụng cũng nhiều hơn khiến bà bầu cảm thấy buồn nôn hoặc bị nôn.
  • Mẹ bầu ăn quá no: Người Việt có thói quen ăn nhiều và ăn các món bổ dưỡng vào bữa tối vì đây là bữa ăn có đông đủ thành viên trong gia đình nhất. Bà bầu ăn quá no và ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng khiến hệ tiêu hóa phải chịu áp lực lớn hoặc ăn khó tiêu gây đầy bụng, chướng hơi, buồn nôn hoặc bị nôn. Việc tiếp xúc với một số món ăn có mùi vị nồng đậm cũng có thể kích thích hiện tượng ốm nghén ở một số bà bầu nhạy cảm với mùi vị.
  • Mẹ bầu có tâm trạng không tốt vào buổi chiều: Buổi chiều, đặc biệt là chiều tối, là giai đoạn chúng ta bắt đầu nghỉ ngơi và có xu hướng suy nghĩ, chiêm nghiệm về những điều diễn ra trong ngày. Đây cũng là thời điểm tinh thần mẹ bầu nhạy cảm nhất, dễ cảm thấy tủi thân hoặc phiền muộn. Tâm lý không tốt cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nghén vào buổi chiều.

Bà bầu bị nghén về chiều: nguyên nhân và cách cải thiện

Bà bầu làm việc nặng nhọc, mệt mỏi nhiều vào cuối ngày thường có dấu hiệu bị nghén về chiều

Cải thiện tình trạng nghén về chiều cho bà bầu

Để giảm nghén khi mang thai, đặc biệt là tình trạng bị nghén về chiều, bà bầu nên:

  • Không ăn quá nhiều và ăn các món khó tiêu, cay nóng vào bữa tối. Thay vào đó mẹ bầu chỉ nên ăn vừa phải, ăn các món thanh đạm, dễ tiêu hóa và ăn thêm một bữa phụ trước khi đi ngủ để dạ dày không trống rỗng và đường huyết bị hạ thấp trong khi ngủ.
  • Mỗi ngày mẹ bầu cần uống khoảng 2.0 – 2.5l nước, uống một ly nước nhỏ vào lúc 21h để cung cấp đủ nước cho cơ thể mà không bị đi tiểu đêm khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng.
  • Khứu giác của bà bầu bị nghén rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng với các mùi mạnh như nước hoa, mỹ phẩm, thức ăn,… Bên cạnh không tiếp xúc với các loại hóa mỹ phẩm có mùi mạnh thì thức ăn của bà bầu cũng nên được giảm bớt các loại gia vị tạo mùi hương.
  • Khi buồn nôn có thể ngậm một lát gừng hoặc uống trà gừng, nước chanh, ngửi mùi vỏ chanh sẽ giúp bà bầu giảm buồn nôn nhanh chóng.
  • Điều chỉnh tư thế nằm nghiêng về bên trái, sử dụng gối mềm để gối đầu và kê chân hoặc có thể mua một chiếc gối dành cho các bà bầu để có tư thế nằm dễ chịu nhất.
  • Làm việc nhẹ nhàng, không làm việc nặng nhọc hay làm việc với cường độ cao để bà bầu được nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Có biện pháp tăng cường đề kháng cho bà bầu : chế độ ăn uống hợp lý, vận động thích hợp, ngủ và nghỉ ngơi khoa học kết hợp với việc sử dụng prenalen bầu tăng đề kháng chuyên biệt cho bà bầu…
  • Tập các bài tập thở giúp kiểm soát cảm giác buồn nôn do ốm nghén

Prenalen hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bà bầu

Prenalen hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bà bầu

Khi nào bà bầu bị nghén về chiều phải đi khám?

Phần lớn các triệu chứng bị nghén buổi chiều có thể dễ dàng cải thiện, kiểm soát bằng những phương pháp chúng tôi vừa đề cập ở phần bên trên. Tuy nhiên bà bầu bị nghén về chiều cần phải đi khám nếu có những triệu chứng sau đây:

  • Cơn buồn nôn kéo dài, diễn ra thường xuyên và khó kiểm soát
  • Có dấu hiệu thường xuyên nôn mửa khi tiếp xúc với một số loại thức ăn nhất định. Đây không chỉ là triệu chứng thai nghén mà còn có thể đang là tín hiệu cảnh báo của bệnh nhiễm trùng dạ dày.
  • Đi tiểu ít
  • Nôn ra máu
  • Đau đầu, chóng mặt (có thể do tụt huyết áp hoặc các nguyên nhân khác)

Bà bầu bị nghén về chiều: nguyên nhân và cách cải thiện

Bà bầu bị nôn nghén về chiều kéo dài, liên tục cần đi khám để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp

Những triệu chứng nêu trên có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm, không chỉ là do chứng nôn nghén về chiều làm ảnh hưởng. Nếu đã áp dụng những biện pháp giảm ốm nghén cho bà bầu mà những triệu chứng trên không được cải thiện mẹ bầu cần đi khám ngay để xác định chính xác bệnh lý và có phác đồ điều trị phù hợp.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn