Trang chủ » Bà bầu bị nghén không ăn được gì phải làm sao?

Bà bầu bị nghén không ăn được gì phải làm sao?

(22/01/2023)

Bà bầu thường bị nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ, đây là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Mặc dù vậy một số mẹ bị nghén và không ăn được hoặc chỉ ăn được rất ít sẽ có tâm trạng lo lắng. Bà bầu bị nghén không ăn được gì phải làm sao?

Rate this post

Tình trạng ốm nghén ở bà bầu

Thai nghén là hiện tượng phổ biến ở bà bầu trong giai đoạn tuần thứ 6 – 16 của thai kỳ, một số mẹ bầu lại có triệu chứng bị nghén đến tận khi em bé chào đời.Triệu chứng thai nghén phổ biến gồm có buồn nôn, bị nôn, chán ăn, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt… Những bà bầu có cơ địa nhạy cảm còn có dấu hiệu thai nghén sớm, vào khoảng tuần thứ 4 của thai kỳ, bị nôn nhiều, không ăn, không ngủ được,…

Nguyên nhân chính xác khiến bà bầu bị nghén vẫn chưa được làm rõ nhưng các chuyên gia cho rằng hiện tượng xảy ra là do những thay đổi trong tuyến nội tiết. Ngay khi trứng được thụ tinh hormone progesterone cũng được tăng cường sản xuất để làm dày niêm mạc tử cung, giúp trứng làm tổ dễ dàng hơn. Nồng độ progesterone quá cao cũng khiến hệ tiêu hóa bị giãn cơ, thức ăn bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản làm bà bầu cảm thấy buồn nôn. Đồng thời còn khiến khả năng tiêu hóa bị giảm sút làm bà bầu bị khó tiêu. Những bà bầu bị nghén không ăn được gì còn bị sụt cân, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, trí nhớ kém và khó tập trung do cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng.

Bà bầu bị nghén không ăn được gì phải làm sao?

Bà bầu bị nôn nghén do nồng độ progesterone quá cao khiến hệ tiêu hóa bị giãn cơ, thức ăn bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản

Mẹ bầu bị nghén không ăn được ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Dựa trên mức độ của các triệu chứng, thai nghén được chia làm 2 loại như sau:

  • Nghén thông thường: Có khoảng 80% thai phụ nghén thông thường với các triệu chứng nôn, chán ăn ở mức vừa phải, vẫn còn giữ được thức ăn trong dạ dày và bà bầu không bị giảm cân. Nghén thông thường cũng chỉ diễn ra trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ rồi giảm dần và biến mất.
  • Nghén nặng: Chỉ có khoảng 1 – 1.5% bà bầu bị nghén nặng với triệu chứng thường xuyên nôn ói, thức ăn bị tống hết ra ngoài kết hợp mẹ bầu bị chán ăn, không ăn được và bị sụt giảm khoảng 2 – 10kg. Đồng thời bà bầu bị nghén không ăn được gì cũng hay bị mệt mỏi, chóng mặt do cơ thể bị suy nhược. Bà bầu bị nghén nặng cũng thường có nguy cơ bị thai nghén trong cả thai kỳ.

Trong thai kỳ, toàn bộ dưỡng chất thai nhi nhận được là do mẹ cung cấp qua nhau thai. Bà bầu bị nghén không ăn được gì có thể khiến thai nhi không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ,… Đồng thời nôn nghén quá nhiều khiến tử cung bị kích thích co bóp, tăng nguy cơ bà bầu bị sảy thai, sinh non, thai chết lưu.

Bà bầu bị nghén không ăn được gì phải làm sao?

Bà bầu bị nghén nặng có triệu chứng nôn ói thường xuyên, không ăn được gì, gây mệt mỏi, giảm cân, cơ thể suy nhược,…

Bà bầu bị nghén không ăn được gì phải làm sao?

Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới  sức khỏe mẹ bầu, quá trình phát triển và tính mạng của thai nhi, bà bầu bị nghén không ăn được gì nên đi kiểm tra sức khỏe ngay khi có dấu hiệu nôn liên tục, kéo dài. Sau khi khám sơ bộ, siêu âm, xét nghiệm máu và nước tiểu bác sĩ sẽ có kết luận về nguyên nhân khiến bà bầu bị nghén không ăn được gì và hướng dẫn cách giảm nghén cho bà bầu hiệu quả.

TPBVSK Prenalen - hỗ trợ tăng đề kháng cho mẹ bầu có thành phần Kẽm, tỏi khô, mâm xôi đỏ

TPBVSK Prenalen – hỗ trợ tăng đề kháng cho mẹ bầu có thành phần Kẽm, tỏi khô, mâm xôi đỏ

Ngoài ra, để cải thiện tình trạng ốm nghén, bà bầu nên:

  • Hạn chế tiếp xúc với các thực phẩm có mùi hôi, tanh như thịt sống, cá sống,…
  • Uống đủ 2.0 – 2.5l nước mỗi ngày để tránh mất nước và rối loạn điện giải cho bà bầu. Mẹ bầu nên uống từng ngụm nhỏ nước lọc để giảm nguy cơ buồn nôn.
  • Ngủ đủ 7 – 10h/ngày trong đó có 7 – 8h vào ban đêm và tối đa 30p vào các buổi trưa để tái tạo năng lượng và giúp tỉnh táo, tăng khả năng tập trung khi làm việc , khi thức dậy có cảm giác minh mẫn, sảng khoái, không bị mệt mỏi.
  • Chia thức ăn thành 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ trong ngày để dạ dày không bị trống rỗng hay ăn quá no 1 bữa đều gây buồn nôn. Lựa chọn các thực phẩm giàu chất xơ, ít béo, ít đường và giàu protein, sắt, canxi,… để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi hình thành và phát triển toàn diện. Không bỏ bữa sáng, nếu khó ăn bà bầu có thể sử dụng những món thanh đạm cho bữa ăn quan trọng này như sữa chua, bánh quy mặn, bánh mì, nước gừng.
  • Các món ăn có gừng làm gia vị không chỉ mang lại hương vị thơm ngon, cay nhẹ đặc trưng mà còn giúp bà bầu giảm cảm giác buồn nôn hiệu quả. Đồng thời bà bầu cũng cần lưu ý tránh các món ăn cay nóng, có nhiều chất béo khó tiêu.
  • Có thể sử dụng phương pháp massage, bấm huyệt, châm cứu,… để giảm buồn nôn.
  • Có biện pháp tăng cường đề kháng cho bà bầu phù hợp: chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vận động khoa học, sử dụng các sản phẩm thảo dược tăng đề kháng cho bà bầu, …

Nếu bà bầu bị nghén không ăn được gì không chỉ khiến cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược do không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển cũng không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết, tăng nguy cơ bị chậm lớn, còi xương, duy dinh dưỡng, dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai, sinh non, thai lưu. Nếu có hiện tượng bị nôn nghén không thể kiểm soát bà bầu cần đi khám ngay để được bác sĩ hướng dẫn cách cải thiện kịp thời.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn