(16/01/2021)
Bà bầu bị khô môi là hiện tượng rất phổ biến nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân gây khô môi, khô môi là biểu hiện của bệnh lý nào và cách xử lý ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn hiểu về hiện tượng khô môi ở bà bầu.
Bà bầu bị khô môi có phải biểu hiện bệnh tiểu đường thai kì không?
Khô môi khi mang thai là một hiện tượng phổ biến và không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Trước hết, khi mang thai, cơ thể người mẹ cần nhiều chất lỏng hơn để tạo máu cho thai nhi, đồng thời nhu cầu đi tiểu cũng tăng lên, khiến cơ thể dễ bị mất nước. Đây là nguyên nhân chính gây ra khô môi ở bà bầu.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chủ quan bởi khô môi cũng có thể là một triệu chứng của tiểu đường thai kỳ. Khi mắc bệnh này, lượng đường trong máu tăng cao khiến cơ thể bị mất nước, gây ra cảm giác khô môi, kèm theo các biểu hiện như khô rát trong miệng, môi nứt nẻ và thường xuyên khát nước.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, nếu bà bầu gặp phải tình trạng khô môi kéo dài, kèm theo các triệu chứng bất thường khác, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kịp thời.
Tiểu đường thai kỳ cũng có thể khiến môi bà bầu bị khô
Khô môi khi mang thai còn là dấu hiệu của bệnh gì?
Bên cạnh đó, khô môi cũng là dấu hiệu bà bầu thiếu sắt thiếu máu. Khi cơ thể thiếu sắt, não bộ tự động điều chỉnh lượng máu được cung cấp tới các bộ phận trên cơ thể. Những bộ phận ít quan trọng nhất như tóc, móng chân tay, môi,… sẽ bị giảm bớt lượng máu được cung cấp tới đầu tiên. Vì thế bà bầu bị thiếu máu cũng thường bị khô môi. Khô môi do thiếu máu ở bà bầu thường đi kèm các hiện tượng như lưỡi đau rát, khô cổ, môi nứt nẻ.
Khô môi cũng là dấu hiệu của thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu
Cùng với đó, khô môi ở bà bầu còn là dấu hiệu của huyết áp bị tăng cao. Huyết áp tăng rất cao có thể gây ra nguy hiểm cho bà bầu. Do đó các chị em cần chú ý theo dõi cơ thể, thường xuyên đo huyết áp để kịp thời ngăn ngừa tình trạng huyết áp lên quá cao.
Biến chứng của tăng huyết áp thai kỳ gồm có:
Dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp thai kỳ gồm có:
Để hạn chế tình trạng khô môi trong thai kỳ bà bầu cần thực hiện những hướng dẫn dưới đây:
Uống viên sắt trong cả thai kỳ
Mỗi ngày bà bầu cần uống 27 – 30mg sắt để bổ sung đủ sắt, cung cấp đủ máu cho tất cả các bộ phận trên cơ thể. Thiếu máu thiếu sắt còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì thế mẹ đừng quên uống viên sắt cho bà bầu mỗi ngày.
Uống viên sắt trong cả thai kỳ
Uống đủ nước
Uống đủ nước giúp bà bầu bổ sung đủ chất lỏng phục vụ cơ thể và quá trình tạo máu. Mỗi ngày bà bầu cần uống tối thiểu 2.5l nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Không liếm môi
Liếm môi sẽ khiến môi bạn bị khô đi ngay cả khi được uống đủ nước và cung cấp đủ sắt. Môi khô có thể khiến bạn cảm thấy rất khó chịu, liếm môi giúp tình trạng này giảm đi ngay lúc đó nhưng lại là tác nhân khiến môi của bạn bị khô lâu dài.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Đánh răng vào buổi sáng, sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Chú ý xem trong kem đánh răng và nước súc miệng có thành phần gây dị ứng cho môi hay không.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Bà bầu không nên ăn các loại thực ăn nhiều dầu mỡ, chua, cay, nóng. Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước để bổ sung đầy đủ các vitamin thiết yếu, đặc biệt là vitamin B6 để ngăn ngừa các triệu chứng lở mép, rộp ngứa, khô môi, phát ban trên cơ thể.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Dùng các biện pháp dưỡng môi bằng nguyên liệu thiên nhiên
Sử dụng mật ong, dầu dừa, dầu oliu, đường, nước cốt chanh,… Đây là những nguyên liệu có khả năng giữ ẩm, cung cấp dưỡng chất cho môi để môi không bị khô nẻ, trở nên mịn màng và hồng hào hơn.
Bà bầu bị khô môi là hiện tượng rất phổ biến nhưng cũng dễ ngăn ngừa. Nếu bị khô môi do tiểu đường thai kỳ, các chị em cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn của bác sĩ để nhanh chóng điều trị khỏi bệnh, không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ