Trang chủ » Bà bầu bị huyết áp cao: dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa

Bà bầu bị huyết áp cao: dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa

(15/05/2022)

Tình trạng bà bầu bị huyết áp cao nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi, nhiều trường hợp có thể gây tử vong rất nguy hiểm. Vậy mẹ bầu có thể phát hiện bệnh lý này qua những dấu hiệu nào? Cần lưu ý gì trong cách điều trị và phòng ngừa cao huyết áp?

Rate this post

Nhận biết các dấu hiệu bà bầu bị huyết áp cao khi mang thai

Bà bầu bị huyết áp cao: dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa

Sưng phù là một trong những dấu hiệu sớm báo hiệu tình trạng cao huyết áp của mẹ bầu

Có nhiều nguyên nhân bà bầu bị huyết áp cao, ví dụ như chế độ dinh dưỡng không hợp lý, mẹ bầu ít vận động hoặc không dưỡng thai đúng cách, thai phụ cao tuổi, mẹ mắc những bệnh lý liên quan dẫ tới biến chứng cao huyết áp.. Dù là vì nguyên nhân nào thì tình trạng bà bầu bị huyết áp cao cũng rất nguy hiểm, nếu mẹ thấy các dấu hiệu bất thường của bệnh thì cần đến bệnh viện ngay.

Cao huyết áp trong thai kỳ thường xảy ra sau tuần thai thứ 20 với một số các dấu hiệu như:

  • Sưng phù: Là triệu chứng xuất hiện sớm nhất của bệnh lý cao huyết áp khi mang thai. Mẹ có thể cảm thấy vùng da mềm, khi ấn xuống thấy da lõm, tình trạng phù xảy ra ở toàn thân và không thuyên giảm (khác với phù nề sinh lý thường xảy ra ở vùng chân và có thể giảm tình trạng phù khi mẹ nghỉ ngơi hoặc gác chân lên cao).
  • Cân nặng tăng nhanh: Chức năng thận suy giảm khiến thể tích dịch cơ thể tăng lên khiến cân nặng của mẹ có thể tăng lên nhanh chóng, thai phát triển lớn hơn và chèn ép, gây ứ trệ vòng tuần hoàn.
  • Tiền sản giật: Xảy ra khi huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg, dấu hiệu kèm theo là phát hiện đạm trong nước tiểu (với mức xét nghiệm trên 300mg/24 giờ)
  • Tiền sản giật nặng: Bà bầu bị huyết áp cao ở mức 160/110mmHg và lượng đạm có trong nước tiểu khoảng 5gr/24 giờ cùng các dấu hiệu hoa mắt, đau đầu, đau vùng thượng vị, suy thận, tăng men gan.. Là những báo hiệu mẹ cần được đưa đi cấp cứu ngay.

Phương pháp điều trị tăng huyết áp dành cho mẹ bầu 

Bà bầu bị huyết áp cao: dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa

Tùy vào tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp

Bà bầu bị huyết áp cao sẽ được thăm khám kỹ lưỡng trước khi các bác sĩ đưa ra hướng điều trị cụ thể. Điều trị cao huyết áp khi mang thai sẽ dựa trên những cơ sở như:

  • Quá trình mang thai, tình hình sức khỏe tổng quát của mẹ bầu và lịch sử bệnh.
  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh ở hiện tại.
  • Khả năng chịu đựng của mẹ bầu với các loại thuốc điều trị hoặc liệu pháp phẫu thuật nếu có.
  • Kỳ vọng của mẹ bầu và gia đình sau khi thăm khám và cách điều trị mong muốn.

Việc điều trị bệnh cho bà bầu bị huyết áp cao sẽ tùy thuộc vào tình hình bệnh lý của mẹ, tuy nhiên khi phát hiện những dấu hiệu sau, mẹ cần đến viện ngay:

  • Dấu hiệu huyết áp tăng cao lớn hơn 140/90 mmHg.
  • Huyết áp tâm thu lớn hơn 170 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 110 mmHg.
  • Ưu tiên sử dụng methyldopa, labetalol.. trong việc điều trị cao huyết áp thai kỳ, chống chỉ định dùng các loại thuốc ức chế men chuyển hay ức chế thụ thể vì khả năng gây ra dị tật cho thai nhi mức cao.
  • Mẹ bầu có hiện tượng tăng huyết áp hoặc tiền sản giật mức độ nhẹ thường được khuyến cao chấm dứt thai kỳ ở tuần thứ 37.

Làm thế nào để đề phòng tình trạng cao huyết áp ở phụ nữ mang thai?

Bà bầu bị huyết áp cao: dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau xanh và hoa quả tươi

Huyết áp tăng cao trong thai kỳ nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Vì vậy, mẹ cần lên kế hoạch đề phòng chứng cao huyết áp từ trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ như sau:

  • Tránh mang thai và sinh nở khi đã cao tuổi.
  • Phụ nữ thừa cân béo phì cần có kế hoạch giảm béo trước khi quyết định có thai.
  • Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng với đủ các nhóm thực phẩm giàu canxi, sắt, protein, vitamin D, DHA.. chú ý không nên ăn quá mặn.
  • Tập thể dục điều độ với các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu và nâng cao hệ miễn dịch cơ thể.
  • Bổ sung các vi chất với viên uống, đặc biệt là viên sắt bà bầu hoặc thuốc sắt cho mẹ bầu dạng nước; bổ sung đầy đủ canxi để đề phòng tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, thiếu canxi gây ra huyết áp cao khi mang thai.

Bà bầu bị huyết áp cao: dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa

Uống viên sắt cho bà bầu để đảm bảo nhu cầu cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt

Bà bầu bị huyết áp cao có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, vì vậy mẹ cần chú ý kiểm tra huyết áp thường xuyên và thực hiện chế độ dưỡng thai khoa học để đề phòng những nguy cơ xấu xảy ra trong thai kỳ.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn