Trang chủ » Bà bầu bị ho: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Bà bầu bị ho: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

(28/05/2022)

Bà bầu bị ho là vấn đề khiến nhiều mẹ lo lắng, nhất là những chị em lần đầu lên chức và chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tinh thần cũng như sức khỏe. Vậy nguyên nhân nào khiến mẹ bị ho? Làm thế nào để điều trị an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong bụng?

Rate this post

Bà bầu bị ho nguyên nhân là vì sao?

Bà bầu bị ho: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Mẹ bầu có thể bị ho do các nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý

Những nguyên nhân khiến bà bầu bị ho có thể do vấn đề sinh lý, hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm gây nên, mẹ cần hết sức thận trọng.

Nguyên nhân sinh lý gây ho cho mẹ bầu

Bà bầu bị ho có thể do những yếu tố sinh lý gây nên, bao gồm:

  • Suy giảm hệ miễn dịch: Cơ thể phụ nữ mang thai sẽ có những sự thay đổi trong suốt các giai đoạn của thai kỳ, cả về thể chất lẫn tâm sinh lý. Nội tiết tố thay đổi khiến cho sức khỏe mẹ bầu suy giảm, hệ miễn dịch cũng suy yếu hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập gây ra các bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng đường hô hấp và gây ho.
  • Thời tiết thay đổi: Thời điểm giao mùa với tiết trời nóng ẩm cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bà bầu bị ho. Do thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể không kịp thích nghi và kết hợp với sức đề kháng yếu khi mang thai khiến mẹ dễ bị cảm cúm, cảm lạnh với các biểu hiện ho nhiều hơn.
  • Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, khói bụi, khí gas.. cũng là lí do gây ra những cơn ho của mẹ.
  • Vấn đề dị ứng: Một số triệu chứng như ho có thể xuất hiện khi mẹ bầu tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như lông chó mèo, bụi, hóa chất, phấn hoa..

Nguyên nhân bệnh lý khiến mẹ bầu bị ho

Ngoài những nguyên nhân sinh lý gây ho cho mẹ bầu thì triệu chứng ho cũng có thể cảnh báo một số bệnh nguy hiểm như:

  • Trào ngược dạ dày: Vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, kích thước tử cung sẽ ngày càng to ra và gây áp lực lên ổ bụng, khiến cho tình trạng bị trào ngược dạ dày thường xảy ra hơn. Và tình trạng này cũng khiến cho mẹ dễ bị ho khi mang thai tháng cuối.
  • Bệnh lý liên quan tới phổi: Nhiều mẹ bầu mắc các bệnh lý liên quan tới phổi như hen phế quản, viêm phế quản cấp tính, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính.. cũng có biểu hiện ho.

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng không?

Bà bầu bị ho: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Ho lâu dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe mẹ và bé

Những triệu chứng ho do các vấn đề sinh lý thông thường sẽ chấm dứt sau khoảng từ 1-2 ngày, tuy nhiên, đối với những cơn ho kéo dài, ho khan gây tức ngực khó thở.. thì mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám kĩ lưỡng và tìm ra hướng điều trị thích hợp, tránh để lâu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Những cơn ho dai dẳng kéo dài nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Ho liên tục nhiều ngày gây ra các cơn co thắt tử cung dẫn tới động thai, sảy thai, sinh non.
  • Cơn ho kéo dài khiến mẹ mệt mỏi, suy kiệt, chán ăn, mất ngủ.. điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ cũng như tác động tới thai nhi trong bụng. Những cơn ho nặng từ mẹ cũng có khả năng gây ra những dị tật bẩm sinh nguy hiểm cho thai nhi.

Cách chữa ho cho bà bầu an toàn và hiệu quả

Bà bầu bị ho kèm theo các dấu hiệu như ho sốt, ho có đờm, mệt mỏi.. nên tới bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm dưa theo tình trạng sức khỏe của mẹ. Để giảm các triệu chứng ho nhanh chóng, mẹ có thể tham khảo một số cách như sau:

Dùng mật ong trị ho cho bà bầu

Bà bầu bị ho: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Mật ong có tác dụng trị ho và giảm đau họng, rát họng trong thời gian ngắn

Từ lâu, mật ong đã được coi là nguyên liệu mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe và có tác dụng trị ho, đau rát họng hiệu quả theo dân gian. Vị ngọt của mật ong rất dễ chịu, dễ uống, có thể kết hợp thêm các nguyên liệu khác để ngâm thành hỗn hợp trị ho như chanh đào mật ong, gừng mật ong.. Duy trì uống mật ong đều đặn sẽ giúp làm giảm các cơn đau rát họng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và giảm ho hiệu quả.

Dùng tỏi để làm dịu các cơn ho, đau họng

Bà bầu bị ho: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Dùng tỏi để làm giảm các cơn ho gây khó chịu của mẹ bầu

Tỏi là loại gia vị có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên tốt cho sức khỏe, chống viêm nhiễm rất tốt. Tuy nhiên, mùi vị của tỏi khá mạnh nên không phải mẹ bầu nào cũng thích dùng. Khi bà bầu bị ho có thể ăn một chút tỏi sống để giảm khó chịu ở cổ họng và làm dịu các cơn ho, hoặc mẹ có thể nhai hoặc nghiền nát tỏi kết hợp trong các món khác cũng được. Mẹ nên ăn tỏi từ 2-3 lần/ngày cho tới khi các cơn ho dứt hẳn.

Kết hợp chanh và nước ấm giảm ho, kháng virus

Bà bầu bị ho: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Sự kết hợp của mật ong và chanh trị ho hiệu quả

Bà bầu bị ho nên uống gì? Chỉ cần uống một cốc nước chanh ấm, thêm chút đường, mẹ sẽ thấy cổ họng dịu lại, bổ sung đủ nước cho cơ thể khi bị cảm lạnh hay ốm sốt. Vitamin C trong quả chanh được sử dụng như một chất chống oxy hóa tự nhiên, kháng khuẩn và kháng virus, đồng thời có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho mẹ bầu. Cùng với đó, lượng kali dồi dào trong chanh còn hỗ trợ thận hoạt động tốt hơn và đào thải chất độc ra ngoài, giúp mẹ nhanh khỏi ho. Có thể uống nước chanh ấm 1.2 lần/ngày hoặc sử dụng chanh và mật ong trị ho.

Làm ấm cơ thể và giảm viêm với gừng

Bà bầu bị ho: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Làm ấm cơ thể và hỗ trợ điều trị ho do nhiễm khuẩn với gừng

Gừng đặc biệt phát huy tác dụng tốt với những trường hợp bà bầu bị ho khan do dị ứng hoặc nhiễm virus. Mẹ có thể dùng trà gừng hay nước gừng đều được, pha trà đơn giản với 2 nhánh gừng ngâm nước sôi trong khoảng 15 phút, thêm chút mật ong là đã có ngay một phương pháp điều trị ho tự nhiên và làm ấm cơ thể rồi.

Nước muối làm giảm dịch nhầy và sát trùng đường hô hấp

Bà bầu bị ho: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Súc miệng nước muối để sát trùng đường hô hấp, làm giảm dịch nhầy mũi họng

Những cơn ho có thể kéo theo việc chảy nước mũi, tắc mũi, dịch nhày và đờm đọng trong mũi, họng khiến mẹ rất khó chịu. Khi đó, súc miệng và ngậm nước muối sẽ giúp làm sạch và sát trùng nhẹ nhàng đường hô hấp, giảm viêm, giảm dịch nhầy. Súc họng nước muối cũng có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, nấm và chất gây dị ứng có trong cổ họng. Mẹ nên thực hiện súc miệng, súc họng 3-4 lần/ngày sẽ giúp làm giảm các triệu chứng ho và rát họng nhanh chóng.

Một số biện pháp tăng đề kháng cho bà bầu

Sức khỏe mẹ bầu sẽ suy giảm do sự thay đổi của nội tiết tố và nhiều yếu tố khác tác động, khiến mẹ có thể bị ho hoặc các bệnh lý khác trong thai kỳ. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, việc tăng cường đề kháng để phòng bệnh lúc này quan trọng hơn bao giờ hết bởi việc sử dụng thuốc điều trị bệnh khi ho sẽ tác động trực tiếp tới thai nhi trong bụng. Do đó, khi mang thai mẹ nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa ho, nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch như dưới đây:

Bổ sung đầy đủ các vi chất trong thai kì

Để có sức khỏe tốt hơn trong thai kỳ, phòng ngừa các bệnh lý thường gặp như cảm cúm, ốm vặt, thiếu chất.. mẹ cần tăng cường đầy đủ các vi chất sắt, canxi, DHA cho bà bầu, vitamin tăng sức đề kháng cho bà bầu bên cạnh nguồn thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.

Bà bầu bị ho: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Bộ tứ bổ sung sắt, canxi, DHA và hỗ trợ tăng đề kháng cho bà bầu

Trong đó:

  • Sắt: Giúp tái tạo và sản sinh các tế bào máu mới, đề phòng thiếu máu do thiếu sắt, phòng tránh nguy cơ băng huyết, nhiễm trùng hậu sản khi sinh..
  • Canxi: Là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sức khỏe hệ xương khớp của mẹ, giúp hình thành và phát triển xương và răng cho thai nhi.
  • DHA: Bổ sung DHA trong thai kỳ giúp tăng cường khả năng phát triển trí não, thị lực, tăng khả năng vận động của trẻ và hạn chế tình trạng sinh non.
  • Vitamin và khoáng chất: Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cho phụ nữ có thai với chiết xuất tự nhiên an toàn, lành tính.

Với những vi chất bổ sung trên, khi sử dụng mẹ nên chú ý về hàm lượng dùng trong ngày, thời điểm uống cũng như cách uống sao cho đúng. Trong số đó, cơ thể sẽ hấp thu sắt, canxi và vitamin tốt nhất vào buổi sáng, còn thời điểm uống DHA tốt nhất cho bà bầu là khi vừa ăn xong. Mẹ cần chú ý sử dụng các viên uống cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ để các vi chất không tác động cản trở lẫn nhau.

Thực hiện tiêm phòng vắc xin đầy đủ khi mang thai

Những phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai cần tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin để bảo vệ an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt các giai đoạn của thai kỳ. Đối với những bệnh cảm cúm, thời gian tiêm vacxin là trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với những người bị ốm, cảm cúm, cúm virus để phòng ngừa lây bệnh.

Sắp xếp chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

Bà bầu bị ho: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Sắp xếp một chế độ ngủ nghỉ điều độ giúp mẹ khỏe mạnh hơn

Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn khi mang bầu sẽ giúp cơ thể mẹ có đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày, tái tạo lại năng lượng đã tiêu hao nhanh chóng. Một giấc ngủ sâu, chất lượng sẽ giúp cân bằng cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch tối ưu.

Bà bầu bị ho không phải là tình huống hiếm gặp trong thai kỳ và có thể điều trị sớm để làm giảm các triệu chứng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu tình trạng ho kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, vì vậy, trong trường hợp bị ho nhiều kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì mẹ cần tới ngay bệnh viện để thực hiện các cuộc kiểm tra và xử lý kịp thời.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn