Trang chủ » Bà bầu bị ho nên uống thuốc gì?

Bà bầu bị ho nên uống thuốc gì?

(18/06/2022)

Trong quá trình mang thai, các bà mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt cần chú ý nếu bị ho. Vậy bà bầu bị ho nên uống thuốc gì và có cần uống thuốc không?

4.4 (87.58%) 66 votes

Nguyên nhân gây ho

Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi tiếp xúc với một chất kích thích. Phản ứng này có thể xảy ra khi cơ thể nhiễm lạnh, dị vật đường hô hấp, nhiễm khuẩn… Ở phụ nữ mang thai, cơ thể rất nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết, sức đề kháng giảm, dinh dưỡng không đầy đủ cân bằng, thay đổi của cơ thể dễ gặp hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, là cơ hội cho nguyên nhân gây bất lợi cho cơ thể. Người có cơ địa hen suyễn, dị ứng dễ bị nặng hơn… Các căn nguyên trên khiến các chị em thường bị viêm đường hô hấp, viêm mũi họng, viêm phế quản, nổi bật với triệu chứng ho khan hoặc ho có đờm.

Mẹ bầu bị ho có nguy hiểm không?

Vậy mẹ bầu bị ho nhiều có sao không? Những cơn ho dai dẳng kéo dài, kích thích gây đau tức ngực, khó thở, mất ngủ, kèm theo giảm cảm giác ăn nên các bà mẹ dễ suy nhược, thai nhi chậm phát triển, thậm chí là suy dinh dưỡng bào thai. 

Hơn thế nữa, những cơn ho mạnh, kéo dài, kích thích cơn co tử cung, làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai. Ở những bà bầu trong 3 tháng cuối với cơn ho nặng, có thể bị dọa đẻ non, đẻ non tháng.

Bà bầu bị ho nên uống thuốc gì?

Ho nhiều ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi

Bà bầu bị ho nên uống thuốc gì và uống như thế nào?

Mẹ bầu tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc rất hạn chế và cân nhắc với đối tượng phụ nữ mang thai, trừ các trường hợp cơn hen phế quản, hen tim,.. Vì vậy, khi mắc các triệu chứng của đường hô hấp, các chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn điều trị, sử dụng thuốc hợp lí, đặc biệt trong những trường hợp sau:

  • Ho, khó thở, ảnh hưởng đến sinh hoạt
  • Ho dai dẳng, ho kéo dài, đau tức ngực
  • Ho có đờm, ho ra máu
  • Ho kèm theo sốt

Một số loại thuốc các bác sĩ thường kê đơn cho phụ nữ mang thai như:

Nhóm thuốc giảm ho, long đờm:

  • Một số loại siro ho
  • Dextromethorphan và dextromethorphan-guaifenesin dạng siro
  • Thuốc long đờm: acetylcystein, bromhexin, ambroxol

Nhóm thuốc điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản gây viêm họng:

  • Nhôm hydroxit và magie hydroxit
  • Canxi cacbonat
  • Simethicone
  • Famotidine

Nhóm thuốc điều trị ho do dị ứng gồm một số loại:

  • Diphenhydramine
  • Chlorpheniramine
  • Loratadine
  • Cetirizine

Bà bầu bị ho nên uống thuốc gì?

Mẹ bầu nên lựa chọn những sản phẩm có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai, cho con bú

Nếu tình trạng dị ứng hoặc hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân dùng thuốc xịt có chứa corticosteroid với liều thấp, phối hợp cùng thuốc kháng histamin đường uống, bao gồm:

  • Budesonide
  • Fluticasone
  • Mometasone

Tuy nhiên, bà bầu bị ho khi dùng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

Chú ý để đảm bảo sức khỏe của mẹ trong thai kì

Mẹ bầu cần chú ý các biện pháp dưới đây để bảo vệ sức khỏe, tăng sức đề kháng, phòng ngừa và giảm bớt các triệu chứng ho trong thai kì:

  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, giữ ấm cơ thể, uống nhiều nước và dùng nước ấm để tránh kích thích vùng hầu họng.
  • Súc miệng, vệ sinh mũi họng bằng dung dịch nước muối sinh lí 3-4 lần/ngày khi bị ho.
  • Dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng: bổ sung sắt, canxi, kẽm, vitamin tổng hợp để chủ động tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho mẹ và dinh dưỡng cho thai. Chú ý bổ sung DHA cho mẹ bầu, không chỉ có tác dụng phát triển trí não, thị giác của bé, mà còn rất cần với hoạt động của cơ thể mẹ
  • Hạn chế dùng chất kích thích, chua, cay, đồ uống có ga, cồn,.. Ăn tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, hải sản,… Ăn thực phẩm chín, hạn chế dùng đồ chế biến sẵn.

Bà bầu bị ho nên uống thuốc gì?

Viên uống bổ sung DHA cho bà bầu, mẹ cho con bú

  • Chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phù hợp trước khi mang thai và trong thai kỳ để bảo vệ cho sức khỏe cả mẹ và bé.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc chó, mèo,..
  • Có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để sử dụng một số mẹo dân gian như dùng dầu khuynh diệp, ăn tỏi sống, ngậm nước chanh mật ong, trà gừng… sẽ cải thiện tình trạng ho rất tốt.

Lưu ý về thời điểm uống DHA tốt nhất. Mẹ nên uống DHA sau bữa ăn nhiều dầu mỡ. Tốt nhất là nên uống sau bữa tối vì thời điểm này không chỉ giúp hấp thu DHA tối ưu mà còn hỗ trợ mẹ ngủ ngon. Mẹ bầu nên chú ý nhé.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn