Trang chủ » Bà bầu bị ho khó thở là bị bệnh gì?

Bà bầu bị ho khó thở là bị bệnh gì?

(18/06/2022)

“Gái chửa cửa mả”, câu nói hàm ý khi mang thai, phụ nữ phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Bà bầu bị ho khó thở là bệnh gì, có nguy hiểm không, có cần điều trị không? Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.

Rate this post

Bà bầu bị ho khó thở là bị bệnh gì?

Cơ thể phụ nữ mang thai thay đổi rất nhiều so với bình thường. Họ dễ nhạy cảm hơn, sức đề kháng kém hơn, hệ miễn dịch yếu hơn. Trong đó, bà bầu bị ho, khó thở là hiện tượng khá thường gặp. 

Những triệu chứng này thông thường sẽ tự hồi phục không để lại di chứng nếu được xử trí đúng cách. Tuy nhiên, nếu chị em có cả hai triệu chứng là ho và khó thở thì phải thật cân nhắc và xem xét kiểm tra kỹ lưỡng. Bởi có thể là biểu hiện của một trong số các bệnh lý dưới đây:

Bệnh viêm phế quản- viêm phổi

Đây là bệnh thường gặp nhất. Biểu hiện trước hết là viêm đường hô hấp trên: ho, hắt hơi, sổ mũi… Nếu không được xử trí đúng cách gây nên nhiễm trùng đường hô hấp dưới, thai phụ có biểu hiện sốt, ho đờm, khó thở,…

Bà bầu bị ho khó thở là bị bệnh gì?

Ho khó thở là biểu hiện của bệnh viêm phế quản

Bệnh hen suyễn

Nếu các chị em có tiền sử hen thì hầu như không khuyến khích mang thai bởi khi có thai sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh, cũng như nguy cơ đình chỉ thai nghén rất cao. Khi xuất hiện cơn hen, có biểu hiện ho, hắt hơi, tăng tiết đờm rãi, khó thở về đêm gần sáng hoặc khi thay đổi thời tiết.

Bệnh cơ tim chu sản

Là một loại bệnh suy tim, có thể xảy ra trong thời kỳ thai nghén hoặc sau khi sinh. Các triệu chứng của bệnh như sưng mắt cá chân, hạ huyết áp, tim đập nhanh, mệt mỏi, khiến bà bầu khó thở và có thể ho khan. 

Những triệu chứng này khiến nhiều khi bị bỏ qua, nhầm lẫn là dấu hiệu khi có thai. Tuy nhiên, bệnh cơ tim chu sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ, vì vậy cần phải được kiểm tra và điều trị.

Bệnh thuyên tắc phổi

Thời kỳ mang thai, nguy cơ này tăng lên do tăng áp lực tĩnh mạch ở chân, làm tăng tình trạng ứ đọng. Hơn nữa mang thai cũng gây tăng khả năng đông máu. Do vậy thường xảy ra huyết khối bị kẹt trong động mạch phổi, ảnh hưởng đến quá trình hít thở và khiến bà bầu khó thở, ho và đau ngực. 

Bà bầu bị ho khó thở là bị bệnh gì?

Bệnh thuyên tắc phổi khiến mẹ bầu bị ho khó thở

Ở Mỹ, rối loạn huyết khối tắc mạch- viêm tắc tĩnh mạch sâu (DVT) hoặc nghẽn mạch phổi (PE) – là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bà mẹ. Nguy cơ rối loạn huyết khối còn có thể tồn tại đến 6 tuần sau sinh.

Một số biện pháp bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu

Hầu hết các bệnh lý trên đối tượng thai phụ bị ho và khó thở đều phải đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, chị em có thể áp dụng các cách sau để bảo vệ sức khỏe và đề phòng trước các triệu chứng có thể xảy ra:

  • Chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phù hợp trước khi mang thai và trong thai kỳ để bảo vệ cho sức khỏe cả mẹ và bé.
  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, giữ ấm cơ thể, tránh kích thích, viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Tập luyện các bài tập thở thường được áp dụng trong lúc sinh để quá trình hô hấp dễ dàng hơn. Vận động nhẹ nhàng, vừa phải như đi bộ, tập yoga,… là các biện pháp tốt giúp điều hòa nhịp tim và cải thiện nhịp thở.
  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ: bổ sung sắt, canxi, kẽm, vitamin tổng hợp để chủ động tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho mẹ và dinh dưỡng cho thai. Bà bầu cần chú ý bổ sung viên uống DHA, DHA không chỉ là thành phần chủ yếu của chất xám trong não bộ và thị giác của bé, mà còn rất quan trọng với hoạt động của cơ thể mẹ bầu.

Bà bầu bị ho khó thở là bị bệnh gì?

Viên bổ sung DHA và axit folic cho mẹ bầu – nhập khẩu châu Âu chính hãng

  • Ăn tăng cường rau xanh, hoa quả tươi,… Ăn thực phẩm chín, hạn chế ăn đồ hộp, đồ chế biến sẵn. Một số chị em có cơ địa dị ứng nên tránh các thực phẩm như hải sản, chất chua cay, lạnh,…
  • Súc miệng, vệ sinh mũi họng bằng dung dịch nước muối sinh lí 3-4 lần/ngày khi bị ho.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh ẩm mốc, hạn chế tiếp xúc lông thú,…

Lưu ý về thời điểm uống DHA thì mẹ bầu nên uống sau bữa ăn để tăng cường khả năng hấp thu.

Hy vọng bài viết trên giúp các chị em hiểu hơn về cơ thể mình để chủ động phòng ngừa, bảo vệ cơ thể trước các bệnh lý có thể mắc phải trong thời kỳ mang thai.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn