Trang chủ » Bà bầu bị đau đầu tháng cuối có nguy hiểm không?

Bà bầu bị đau đầu tháng cuối có nguy hiểm không?

(08/01/2022)

Đau đầu thường gây khó chịu và mẹ bé hay gặp phải ở 3 tháng đầu và các tháng cuối thai kỳ. Nhiều sản phụ muốn được giải đáp thắc mắc và tìm hiểu bà bầu bị đau đầu tháng cuối có nguy hiểm không. Mẹ bé sẽ được giải đáp và biết thêm thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

4.1 (82.35%) 17 votes

Bà bầu bị đau đầu tháng cuối có nguy hiểm không?

Đau đầu là một trong các triệu chứng của thai kỳ hầu hết sản phụ đều trải qua. Ở câu hỏi bà bầu bị đau đầu tháng cuối có nguy hiểm không, mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau đầu và các dấu hiệu cảnh báo đi kèm.

Trường hợp các cơn đau đầu do môi trường ồn ào, thói quen sinh hoạt không khoa học (thức khuya nhiều, mất ngủ,…) thường nhẹ, có thể biến mất nhanh chóng và không xuất hiện triệu chứng bất thường đi kèm. Mẹ bé sẽ không cần quá lo lắng và điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt có thể khắc phục dễ dàng.

Đối với mẹ bầu tăng cân mất kiểm soát ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu hay thiếu sắt dẫn đến thiếu máu dẫn truyền cho cơ thể, đặc biệt hệ thần kinh, não bộ thì cần lưu ý vì có thể gây nguy hiểm. Thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ sảy thai, băng huyết sau sinh,…

Bà bầu bị đau đầu tháng cuối sẽ gặp nguy hiểm khi đó là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tiền sản giật – hội chứng bệnh lý đe dọa lớn đến mẹ bé. Bà bầu có nguy cơ tiền sản giật sẽ đau đầu dữ dội đi kèm các biểu hiện như: rối loạn thị lực, buồn nôn hoặc nôn, khó thở, lượng nước tiểu giảm,…

Bà bầu bị đau đầu tháng cuối có nguy hiểm không?

Mẹ bé bị đau đầu ở tháng cuối có nguy hiểm khi đó là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tiền sản giật

Lưu ý khi bà bầu bị đau đầu tháng cuối

Liên hệ cơ sở y tế khi bà bầu bị đau đầu tháng cuối

Như đã biết, đau đầu ở tháng cuối có thể gây nguy hiểm khi nhức đầu kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường, điển hình là nguy cơ tiền sản giật. Do đó, mẹ bé cần liên hệ cơ sở y tế tin cậy để được thăm khám và nghe theo lời khuyên giải pháp khắc phục, cách chữa đau đầu cho bà bầu phù hợp.

Ở trường hợp tiền sản giật nhẹ, mẹ bé thường phải đo huyết áp 2 lần/ngày vào sáng lẫn chiều, theo dõi mức cân nặng, tái khám 1 lần/tuần, thực hiện các xét nghiệm, huyết đồ,…

Đối với tiền sản giật nặng, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ dùng thuốc hạ huyết áp duy trì ở mức 130/80- 140/90mg Hg, ngừa co giật bằng cách tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch. 

Bà bầu bị đau đầu tháng cuối có nguy hiểm không?

Mẹ bầu cần liên hệ cơ sở y tế tin cậy để được tư vấn khi đau đầu kèm theo dấu hiệu bất thường

Dinh dưỡng hợp lý khi bà bầu bị đau đầu tháng cuối

Bà bầu bị đau đầu tháng cuối cũng có thể là do thiếu máu thiếu sắt. Vì vậy, mẹ bé nên sử dụng thêm viên uống bổ sung sắt để đảm bảo nhu cầu thiết yếu. Hàm lượng sắt mẹ cần duy trì trong suốt thời gian mang thai là khoảng 30-60mg mỗi ngày. 

Trước khi sử dụng, mẹ bé nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về liều lượng cũng như loại sắt phù hợp, tránh bổ sung quá liều hay thiếu đều không tốt cho cơ thể. Ưu tiên chọn loại viên sắt cho bà bầu dạng hữu cơ dễ hấp thụ để tránh các tác dụng phụ điển hình là táo bón, nóng trong. Đặc biệt mẹ bé cần chọn sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, viên uống chính hãng, có công ty phân phối rõ ràng tại Việt Nam. Mẹ bé cũng đừng quên tuân theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ bổ sung đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất.

Kết hợp việc sử dụng viên uống sắt, mẹ cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn thực phẩm giàu chất sắt góp phần bổ sung sắt. Một số thực phẩm chứa nhiều sắt mẹ nên ăn sẽ rất tốt như thịt bò, rau lá có màu xanh đậm (bông cải xanh, rau bina, rau chân vịt,…), bánh mì nguyên cám, trứng gà, trái cây giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thụ sắt,…

Bà bầu bị đau đầu tháng cuối có nguy hiểm không?

Viên bổ sung sắt cho mẹ bầu nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Thói quen tốt khi bà bầu bị đau đầu tháng cuối

Song, mẹ bé cũng cần thiết lập thói quen khoa học vừa giảm đau đầu vừa đón bé chào đời thành công ở tháng cuối. Cụ thể:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày (8-10 cốc nước hay 2-2,5 lít nước).
  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi, thư giãn và tránh làm việc khuya, căng thẳng hay mệt mỏi.
  • Đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng, rất tốt nếu đủ sức tập yoga, tránh nằm quá lâu một chỗ.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, đặc biệt tránh xa rượu, bia vì có thể gây cản trở quá trình sinh nở.

Bài viết trên đã giúp mẹ biết bà bầu bị đau đầu tháng cuối có nguy hiểm không và lưu ý để giảm thiểu đau đầu. Chúc mẹ bé sớm khắc phục hiệu quả tình trạng đau đầu, luôn giữ sức khỏe tốt để đón bé chào đời thành công!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn