Trang chủ » Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì?

(30/07/2024)

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tình trạng đau dạ dày ở mẹ bầu. Vậy bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì?

Rate this post

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày nên ăn là gì?

Chế độ ăn uống hàng ngày của các mẹ bầu vốn rất quan trọng. Đặc biệt với mẹ bầu bị đau dạ dày thì càng phải lưu ý nhiều hơn. Xây dựng thực đơn cho mẹ bầu bị đau dạ dày một cách khoa học, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ giúp mẹ giảm bớt các cơn đau và triệu chứng bệnh. Đồng thời rất tốt cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì?

Đau dạ dày là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu

Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh

Không chỉ riêng bà bầu mà tất cả những người bị đau dạ dày đều cần phải ăn nhiều rau xanh sẽ cung cấp chất xơ dồi dào giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, ngăn ngừa các triệu chứng (ợ hơi, ợ chua, táo bón, khó tiêu…).

Thực đơn cho bà bầu đau dạ dày nên có đó là: Bắp cải, rau chân vịt, bông cải xanh, đậu Hà Lan…Trong khi một số loại rau nên hạn chế như: Rau răm, rau sam, súp lơ, rau ngót…

Bổ sung trái cây

Ngoài rau xanh, các mẹ cũng nên bổ sung thêm trái cây – Nguồn cung cấp vitamin và các khoáng chất rất tố cho quá trình điều trị dạ dày. Tùy từng loại trái cây mà hiệu quả mang đến cũng khác nhau. Một vài trái cây rất tốt cho bà bầu bị đau dạ dày như: Cà rốt, đu đủ chín, lựu đỏ, bơ, việt quất…Ngược lại, các mẹ nên hạn chế ăn trái cây có vị chua như: Đu đủ xanh, cam, dứa, nhãn, me,kiwi…

Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì?

Lựu đỏ là một trong những loại trái cây tốt cho bà bầu bị đau dạ dày.

Sữa chua

Khi bị đau dạ dày, mẹ bầu nên ăn gì để dễ dàng tiêu hóa hơn? Câu trả lời không thể bỏ qua đó là sữa chua. Đau dạ dày ăn sữa chua đúng cách sẽ giúp mẹ bầu giảm cơn đau dạ dày và rất tốt cho sức khỏe của thai nhi.

Trong sữa chua có men vi sinh Bifidobactoria và Lactobacillus giúp làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, chữa khó tiêu, ợ hơi và chướng bụng.

Probiotic có trong sữa chua có thể kháng viêm hiệu quả. Nhờ đó có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi viêm loét dạ dày. Đồng thời chúng còn có tác dụng tăng sức đề kháng làm cho cơ thể bà bầu miễn dịch tốt hơn.

Axit lactic dồi dào có trong sữa chua sẽ giúp kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP, nhờ vậy cũng góp phần hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày tá tràng.

Cá hồi

Nếu có thể mẹ bầu nên bổ sung cá hồi vào thực đơn của mình. Món ăn được chế biến từ cá hồi rất giàu Protein và chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng Omega-3 dồi dào trong cá hồi sẽ giúp lợi khuẩn trong ruột phát triển. Ngoài ra cá hồi còn có tác dụng như: Ngăn ngừa bệnh ti mạch, cải thiện giấc ngủ, tốt cho sự phát triền trí não của thai nhi…

Trứng

Trứng là thực phẩm rất quen thuộc với mọi nhà và cũng rất tốt với bà bầu bị đau dạ dày. Trứng giàu chất protein rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi và tăng cường sức khỏe cho mẹ. Giống cá hồi, trong chứng cũng chứa Omega-3 cộng thêm kẽm và choline… Các hợp chất này có thể hỗ trợ chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày…

Ngũ cốc

Ngũ cốc có thể coi là một bữa phụ bổ sung thêm năng lượng cho bà bầu và cũng là thực phẩm mẹ bầu bị đau dạ dày nên bổ sung.

  • Các chất xơ có trong ngũ cốc giúp chữa bệnh táo bón, giúp tiêu hóa trong quá trình mang thai dễ dàng hơn.
  • Ngũ cốc có chứa hàm lượng như: Vitamin, Folic và Axit Aminobenzoic… Đây là những chất cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho bà bầu, giúp mẹ tăng sức đề kháng và chống các bệnh tật
  • Exzyme Amylase có trong ngũ cốc rất tốt cho sự phát triển của thai nhi và thúc đẩy quá trình trao đổi chat, đồng thời tăng cường khả năng hấp thị các chất dinh dưỡng cho cơ thể của mẹ.

Trong quá trình mang thai ngoài việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bà bầu cần bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu cho cơ thể như sắt, canxi, DHA… bằng các viên uống. Song đối với các bà bầu bị dạ dày nên tìm hiểu uống sắt có gây đau dạ dày không để bổ sung đúng cách, không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nhé!

Viên uống sắt và axit folic cho bà bầu

Viên uống sắt và axit folic cho bà bầu – hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Bà bầu nên uống sắt dạng nước hay sắt viên? Mỗi loại sắt đều có ưu – nhược điểm riêng. Sắt nước thường có mùi tanh, dễ gây buồn nôn và khiến răng ố vàng nên nhiều mẹ bầu, nhất là mẹ bầu ốm nghén, bị đau dạ dày thường chọn sắt viên để sử dụng dễ dàng hơn. Mẹ có thể căn cứ vào nhu cầu, sở thích của bản thân để có lựa chọn phù hợp nhất nhé!

Uống đủ nước

Lượng nước mà mẹ bầu nên bổ sung hàng ngày là từ 2,5 – 3 lít mỗi ngày, tùy vào cơ địa của mỗi người. Bổ sung lượng nước cần thiết sẽ giúp điều hòa thân nhiệt tăng cao hơn và hạn chế được tình trạng táo bón trong thai kỳ. Ngoài ra, uống đủ nước giúp cơ thể mẹ bầu kiểm soát nồng độ acid và làm giảm các triệu chứng đau, nóng rát, khó chịu do tăng acid gây ra. Mẹ nên uống nước ấm sẽ tốt cho cổ họng và dạ dày, đồng thời mẹ có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây hoặc nước canh.

Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi và thư giãn cũng có thể hạn chế tình trạng đau dạ dày khi mang thai. Vì vậy, các mẹ hãy sắp xếp công việc hợp lý và tránh làm việc quá sức khiến cho dạ dày hoạt động quá nhiều và tăng áp lực cho dạ dày.

Sau khi ăn xong mẹ hãy nghỉ ngơi để dạ dày có thời gian chuyển hóa thức ăn hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.

Mẹ nên ngủ đủ 8 tiếng/ ngày để có thể đủ năng lượng hồi phục cho ngày hôm sau và nên ngủ kê cao đầu và tránh cúi thấp hoặc gập người.

Mẹ bầu đau dạ dày không nên ăn gì?

Đồ ăn sống và tái

Bà bầu tuyệt đối không nên ăn các món sống và tái, vì những thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Thực phẩm sống tái có chứa khá nhiều vi khuẩn, vi trùng gây hại cho cơ thể, nếu mẹ bầu sức đề kháng yếu khi ăn sẽ rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, đau dạ dày…

Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì?

Đồ ăn tái sống có thể chứa nhiều vi khuẩn có hại cho cơ thể của mẹ bầu

Đồ uống có ga

Uống nước ngọt có ga sẽ dẫn đến các triệu chứng như: Ợ hơi, ợ chua, chướng bụng… xuất hiện nhiều hơn.

Trong nước ngọt có chứa khí CO2 và axit có trong dạ dày là nguyên nhân khiến cho tình trạng viêm loét và đau dạ dày thêm nặng hơn. Không chỉ vậy, thức uống có ga còn có thể gây bệnh tim mạch, béo phì, tổn hại răng xương…

Rượu bia

Trong rượu bia có chứa CO2 sẽ làm cho các triêu chứng đau dạ dày nặng hơn. Đặc biệt là đồ uống có cồn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ trẻ bị dị tật, kém thông minh hoặc nghiêm trọng hơn là: tăng nguy cơ sảy thai, mất sữa, sức khỏe mẹ suy yếu…

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Bà bầu hạn chế thức ăn được chế biến nhiều dầu mỡ, bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Khiến tình trạng đau đầy trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó tiêu, tổn thương ruột và viêm loét dạ dày tá tràng
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh như: Tim, béo phì, huyết áp…
  • Gây ra triệu chứng buồn nôn, chướng bụng…

Thực phẩm chua

Trong giai đoạn mang thai rất nhiều bà bầu thèm ăn chua, tuy nhiên các mẹ cần phải đặc biệt tiết chế khi bi đau dạ dày.

  • Các loại trái cây chua, dưa cải muối chua… gây kích thích tiết dịch axit dạ dày nhiều hơn, làm đẩy nhanh sự viêm loét niêm mạc và bệnh đau dạ dày nặng thêm.
  • Khi mang thai, bà bầu ăn nhiều chua sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp nhận dinh dưỡng của thai nhi
  • Tăng tình trạng thiếu máu, suy thận, loãng xương… khi mẹ ăn quá nhiều đồ chua

Chế độ dinh dưỡng phù hợp vừa giúp mẹ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi, vừa giúp phòng ngừa, kiểm soát tình trạng đau dạ dày tốt hơn. Do đó, mẹ hãy xây dựng cho mình thực đơn thật khoa học để có thai kỳ luôn đủ chất và khỏe mạnh nhé!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36