Trang chủ » Bà bầu bị cúm B có nguy hiểm không?

Bà bầu bị cúm B có nguy hiểm không?

(28/11/2022)

Mẹ khi mang thai dễ mắc một số bệnh do virus gây nên, nhất là cúm. Bà bầu bị cúm B có nguy hiểm không và mẹ nên làm gì để phòng ngừa và cải thiện tình trạng cảm cúm trong thai kì?

Rate this post

Nguyên nhân và dấu hiệu bà bầu bị cúm B?

Cúm B được hiểu là một bệnh truyền nhiễm do loại virus lành tính gây ra tấn công vào hệ hô hấp thông qua mũi, cổ họng và phổi.

Nguyên nhân mẹ bầu bị cúm thường bởi nội tiết tố thay đổi, hệ miễn dịch yếu dẫn đến sức đề kháng giảm và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là virus cúm. Ngoài ra, sự thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường sống xung quanh cũng dễ khiến mẹ bị cúm. Mẹ khi tiếp xúc với người bị cúm cũng sẽ bị lây nhiễm chéo do virus gây cúm từ nước bọt, đờm của người bệnh qua không khí lây nhiễm sang người bình thường.

Bà bầu bị cúm B có nguy hiểm không?

Bà bầu bị cúm B có thể do nội tiết tố thay đổi, thay đổi thời tiết, tiếp xúc với người bị cúm,…

Dấu hiệu bà bầu bị virus cúm B có thể được liệt kê như:

  • Các triệu chứng về hô hấp: ho, đau hoặc ngứa rát cổ họng, chảy nước mũi, viêm họng, hắt hơi liên tục.

  • Các triệu chứng toàn thân: sốt vừa đến sốt cao (trên 39 độ C), mệt mỏi, chân tay không có lực, ớn lạnh toàn thân, hoa mắt, đau đầu, đau nhức cơ và đau khi vận động.

  • Các triệu chứng về đường tiêu hóa: đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn và nôn, chán ăn, khô miệng.

Bà bầu bị cúm B có nguy hiểm không?

Bà bầu bị cúm B có nguy hiểm không?

Bà bầu bị cúm B nếu không điều trị kịp thời dễ gây biến chứng nguy hiểm

Ở câu hỏi bà bầu bị cúm B có nguy hiểm không, mẹ bầu khi bị cúm B nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và bé.

Mẹ bầu bị cúm thường nặng và có nguy cơ biến chứng cao hơn người bình thường. Trường hợp không được chữa trị sớm, mẹ dễ bị viêm phế quản, viêm phổi. Một số biến chứng nguy hiểm ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra là nhiễm trùng máu dẫn đến giảm huyết áp, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm nội tâm mạc,…

Em bé trong bụng cũng bị ảnh hưởng khi mẹ bầu bị cúm nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, đúng cách. Nhất là ở tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bị cúm có thể dẫn đến thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, nếu mẹ bị cúm trong 5 tháng đầu thai kỳ thì não bộ của em bé cũng sẽ dễ bị tổn thương dẫn đến rối loạn tâm thần sau này. Nghiêm trọng hơn nữa là mẹ bị cúm đi kèm sốt cao thì độc tính của virus càng biểu hiện mạnh, cụ thể gây kích thích tử cung co bóp dẫn đến sảy thai, sinh non, thậm chí là chết lưu.

Sau thời gian ủ bệnh và khởi phát bệnh, người bị cúm B sẽ mất khoảng 5-7 ngày để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, mẹ bầu thuộc nhóm người nguy cơ cao dễ gặp các biến chứng khi bị cúm B không nên chủ quan điều trị tại nhà. Mẹ cần đến cơ sở y tế tin cậy để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

Tuy nhiên, nếu bị ở mức độ nhẹ, mẹ có thể áp dụng mẹo dân trị cảm cúm cho bà bầu để hỗ trợ điều trị các triệu chứng cúm và hồi phục sau 2-3 ngày.

Lời khuyên cho bà bầu bị cúm BThảo dược tăng cường sức đề kháng cho bà bầu

Sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bà bầu – nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Bên cạnh tìm hiểu bà bầu bị cúm B có nguy hiểm không, mẹ khi bị cúm cũng cần lưu ý nhiều vấn đề từ ăn uống, sinh hoạt cho đến việc dùng thuốc. Sau đây là một số lời khuyên cụ thể dành cho mẹ:

  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc: mẹ bị cúm B cần đi thăm khám để được bác sĩ kê đơn thuốc an toàn, hiệu quả, không được tự ý mua thuốc về uống bởi có thể gây hại đến em bé trong bụng.

  • Nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ: tư vấn hữu ích từ bác sĩ sẽ giúp mẹ có chế độ ăn đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý giúp nâng cao sức khỏe, sớm đẩy lùi virus cúm.

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: kết hợp ăn uống đủ chất, mẹ nên ăn nhiều trái cây giàu vitamin C, các loại rau màu xanh lá đậm, có thể ăn cháo hành, lá tía tô,…rất tốt cho sức khỏe.

  • Sử dụng thêm viên uống bổ sung: điển hình là sắt, canxi, DHA, tham khảo sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như thảo dược tăng cường sức đề kháng cho bà bầu giúp nâng cao hệ miễn dịch.

  • Tránh ăn một số thực phẩm: đồ ăn lạnh, đồ tanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ đều không tốt cho mẹ khi bị cúm.

  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi đầy đủ: mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để giúp lấy lại tinh thần và sức lực.

Bài viết trên đã giúp mẹ tìm hiểu bà bầu bị cúm B có nguy hiểm không và nguyên nhân, dấu hiệu của cúm B. Chúc mẹ nhanh chóng khỏi bệnh, bảo vệ sức khỏe tốt và chờ ngày đón bé yêu chào đời thành công!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn