Trang chủ » Bà bầu bị chuột rút ở mông có sao không?

Bà bầu bị chuột rút ở mông có sao không?

(06/05/2022)

Phụ nữ mang thai có thể bị chuột rút ở các vị trí như bắp chân, mông, ngón chân… hoặc nhiều vị trí khác trên cơ thể. Bà bầu bị chuột rút ở mông có sao không? Cùng tìm hiểu cách khắc phục để giúp mẹ không phải chịu đau đớn, khó chịu do những cơn chuột rút gây ra.

Rate this post

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút ở mông

Tình trạng chuột rút ở mông của phụ nữ mang thai có thể do những nguyên nhân sau:

  • Thai nhi ngày càng lớn gây chèn ép lên các mạch máu, dây thần kinh khu vực mông, dẫn đến chuột rút, tê bì.
  • Mẹ bầu tăng cân nhiều cũng tạo áp lực lên vùng mông.
  • Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng bà bầu bị chuột rút do nhu cầu canxi khi mang thai tăng cao, nhiều mẹ bầu không đáp ứng đủ.
  • Cơ thể thiếu nước hoặc bị rối loạn điện giải cũng dẫn đến chuột rút.
  • Sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể mẹ. Cụ thể là khi mang thai những tháng cuối cơ thể mẹ sản xuất nhiều hormone có tác dụng làm mềm, giãn nở xương chậu để tạo điều kiện tốt nhất cho em bé chào đời. Chính sự nới lỏng này có thể khiến mẹ bị chuột rút, tê mông.

Bà bầu bị chuột rút ở mông có sao không?

Nhiều bà bầu bị chuột rút ở mông

Bà bầu bị chuột rút ở mông có sao không?

Như đã trình bày ở trên, tình trạng chuột rút rất phổ biến, chủ yếu là do những thay đổi sinh lý bên trong cơ thể mẹ gây nên. Vì thế, tình trạng này không có gì đáng lo và sẽ hết sau khi mẹ sinh bé.

Thế nhưng, chuột rút lại ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mẹ. Mỗi lần bị chuột rút mẹ bầu đều cảm thấy đau đớn, khó chịu. Nếu mẹ đang làm việc hay di chuyển mà bỗng nhiên bị chuột rút thì có thể tiềm ẩn nguy cơ mẹ bị té ngã khá nguy hiểm.

Bên cạnh đó, chuột rút cũng có thể do một số bệnh lý gây ra như thiếu chất, thiếu nước. Vì vậy, việc mẹ cần làm là bổ sung đủ nước và cung cấp đủ canxi cho bà bầu.

Giải pháp khắc phục chứng chuột rút ở bà bầu

Nếu bị chuột rút, mẹ hãy làm theo những cách sau để cải thiện.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện các nhóm cơ, tăng cường lưu thông khí huyết để ngăn ngừa tình trạng chuột rút. Bên cạnh đó, thể dục còn đem lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu như tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai của cơ thể, hỗ trợ thai nhi phát triển tốt, kiểm soát cân nặng và cũng giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.

Bà bầu bị chuột rút ở mông có sao không?

Tập thể dục thường xuyên giúp giảm tình trạng bị chuột rút

Chườm ấm

Việc chườm ấm tại vùng mông đang bị chuột rút giúp loại bỏ nhanh chóng tình trạng căng cơ, giảm đau hiệu quả. Mẹ nên sử dụng túi chườm nóng hoặc lấy một chai nước nóng rồi chườm.

Nếu như bị chuột rút thường xuyên thì mẹ hãy chuẩn bị sẵn túi chườm nóng bên người để khi bị có thể lấy ra chườm ngay.

Xoa bóp

Mẹ bầu có thể nhờ chồng hoặc người thân thực hiện xoa bóp mông thường xuyên sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Bổ sung canxi

Thiếu canxi là nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút ở mông. Vì thế, mẹ cần bổ sung đủ hàm lượng được khuyến cáo là 1000mg canxi/ngày ở 3 tháng giữa thai kỳ và tăng lên 1500mg/ngày nếu mang thai 3 tháng cuối.

Mẹ bầu bổ sung canxi qua thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, các loại hạt, sữa chua, hải sản… và qua viên uống. Khi bổ sung canxi mẹ bầu không nên uống canxi với nước cam vì có thể làm cản trợ khả năng hấp thu canxi và gây lắng đọng, tạo thành canxi oxalat có hại cho cơ thể.

Bà bầu bị chuột rút ở mông có sao không?

Chela Calcium D3 – Sản phẩm bổ sung canxi cho bà bầu chính hãng

Kéo dãn cơ bắp

Các bài tập kéo dãn cơ bắp giúp hỗ trợ điều trị chuột rút hiệu quả. Mẹ có thể tham khảo các động tác như:

  • Đứng thẳng, kéo căng bắp chân bằng cách nhón gót chân lên xuống liên tục.
  • Mẹ ngồi trên ghế, duỗi thẳng chân rồi gập bàn chân, xoay sang hai bên để giúp giảm căng cơ.
  • Đứng cách tường 1m, hai tay chống vào tường rồi nghiêng người về phía trước, cố gắng căng cơ bắp, cơ mông, giữ khoảng 15 giây rồi thả lỏng và thực hiện lặp lại động tác đó vài lần.

Uống đủ nước

Uống đủ nước không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, cho hệ tiêu hóa mà còn là cách để cải thiện tình trạng chuột rút ở bà bầu. Việc uống đủ nước giúp bảo vệ cơ bắp, ngăn ngừa thiếu nước gây chuột rút.

Nếu mẹ bị chuột rút nhiều vào ban đêm thì nên uống nước trước khi đi ngủ 1 – 2 giờ để tránh phải đi tiểu nhiều khi ngủ.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn